Vũ Thất

Bảo Bình 1

Vài Nét

VuThatsVũ Thất  Võ Văn Bảy             Vợ & 2 con

Sinh năm: Canh Thìn 1940
Cư dân : Tân Châu – Vĩnh Long – Cần Thơ – Mỹ Tho – Sài Gòn – Nha Trang – Maryland.

Cựu học sinh Trung học Võ Tánh Nha Trang (1957-1959)

Cựu Sinh viên Sĩ quan Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1961-1963)

Các chức vụ 5 năm sau cùng:

Chỉ huy trưởng Căn cứ Hải quân Tân Châu (1970-1971).

Hạm trưởng Tuần duyên hạm Hoàng Sa HQ 616 (1971-1972)

Trưởng Phòng 3 Bộ tư lệnh Hải Quân Hành quân Sông, Bình Thủy (1972-1973)

Tham mưu phó Hành quân Bộ tư lệnhLực lượng Trung ương, Đồng Tâm (1973-1974).

Chỉ huy trưởng Liên Đoàn 3 Ngăn Chận, Đồng Tâm (1974-1975)

Cựu tù nhân các trại: Trại 1 (Hoàng Liên Sơn) –  Nam Hà B (Hà Nam Ninh) – Z30D (Hàm Tân).

Vượt biên: tháng 3/ 1984, ghe số MB 160 Paulo Bidong, Malaysia.

Tác phẩm: Đời thủy thủ (Sài Gòn, 1969), Trong cơn bão biển (Sài Gòn, 1969), Một dòng sông cho chiến đỉnh (Sài Gòn, 1974 – Hoa Kỳ, 1985)

Sẽ xuất bản: Đời Hạm trưởng (truyện dài), Làm lại từ đầu (hồi ức)

Bài đăng trên: DaMau – DCVonline – DacTrung – NguoiVietBoston – Talawas – ThatSonChauDoc -VNthuquan…

36 responses to “Vài Nét

  1. Bích Lâm Tháng Chín 14, 2011 lúc 5:56 chiều

    Nhìn Blog Logo, nhớ đến bảng số xe MOON BAY của anh.
    Blog trang nhã. Sẽ theo dõi thường xuyên. Chúc anh chị vui khỏe.

    Thích

    • Vũ Thất Tháng Chín 14, 2011 lúc 7:14 chiều

      Bích Lâm tinh mắt lắm. Đúng là … Moon Bay.
      Tấm ảnh còn là kỷ niệm chiến thắng Vũng Rô tháng 2/1965, tôi có tham dự.
      Trận chiến được tả lại trong một chương của truyện dài Đời Thủy Thủ đăng từng kỳ trên trang Blog này.
      Tuy vậy, có thể đọc diễn tiến trận chiến qua cái nhìn của 2 phía ở đây(click):

      Cám ơn đã theo dõi nội dung.

      Thích

      • An Lê Tháng Một 24, 2012 lúc 10:46 chiều

        Kính anh Vũ Thất (khóa 11HQ. Đệ Nhất Bảo Bình.)
        Xin phép được gọi bằng anh cho thân mật. Thật xúc động khi nhìn lại hình ảnh Vũng Rô trên Blog mà một thời anh và tôi cùng tham dự trận đánh lịch sử ngày nào…
        Xin cám ơn anh đã đăng bài “Người Nhái ước vọng của tôi”.
        Nhân dịp năm mới 2012 Kính anh chị và quí quyến được Vạn điều như ý, sức khỏe dồi dào. Hi vọng được liên lạc với anh qua email. Chúc anh mạnh tiến.
        Thân kính.
        NN Lê Đình An

        Thích

  2. Điệp-Mỹ-Linh Tháng Mười 6, 2011 lúc 10:20 chiều

    Kính anh Vũ-Thất,
    Tôi tìm anh mà không ra. Anh Cường (Lướt Sóng) bảo là anh ấy không có email của anh.
    Thưa anh, tôi vừa tái bản xong cuốn tài liệu thì xoay qua cuốn viết về nhà văn nhà thơ quân đội miền Nam (Đây là lý do tôi tìm anh).
    Cuốn HQ anh posted từng phần hay là nguyên cuốn sách?
    Mong nhận được tin anh.

    Thích

  3. vuthat Tháng Một 25, 2012 lúc 1:52 sáng

    Chào anh An,
    Dù bài tường thuật trận Vũng Rô của anh tôi đã link trong Vài Nét, tôi sẽ đăng lại ngày 18/2, kỷ niệm chiến thắng Vũng Rô. Rất vui được tin anh.Liên lạc anh sau, khi có email address của anh.
    Thân mến,
    VT

    Thích

  4. Trần Thanh Vân Tháng Hai 16, 2012 lúc 4:08 chiều

    Kính chào Niên Trưởng,
    Khóa 23 đang dự định làm Đặc San để kỷ niệm ngày 40 năm ra trường vào tháng 7, 2012 tại Nam California, để giới thiệu thêm về những bài viết có giá trị và nhất là về người nhái, một đơn vị hầu như mọi người đều nghe đến như một huyền thoại trong binh chủng Hải Quân, từ huấn luyện đến những công tác mà không bao giờ được phổ biến ra công chúng.
    Xin Niên Trưởng vui lòng được đăng trong Đặc San của khóa 23 2 bài trong web site của Niên Trưởng:
    1. Lời cuối của Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Người Nhái – NN Lê Đình An
    2. Hồi Ký của một người vợ lính – Mai Thy
    Thành thật cám ơn Niên Trưởng nhiều.
    Trần Thanh Vân
    Ph: cell (714) 623-5368 / W: (310) 336-1186

    Thích

  5. Lê Chánh Thiêm Tháng Hai 20, 2012 lúc 8:59 chiều

    Kính niên trưởng,
    Xin phép niên trưởng được đăng lại truyện dài “Đời Thủy Thủ” trên http://www.nuiansongtra.net. Xin niên trưởng cho biết ý kiến. Cám ơn.
    Lê Chánh Thiêm

    Thích

  6. Lâm Lê Tháng Ba 8, 2012 lúc 3:28 chiều

    Kính thưa Niên Trưởng,
    Em là Lâm Lê hiện đang cư ngụ tại Rochester, NY. Em đọc bài về Phan Lạc Tiếp trên trang mạng của anh nên mẩy ra ý định sau:
    Xin anh cho biết làm sao xin được địa chỉ và số điện thọai của nhà văn Phan Lạc Phúc và Phan Lạc Tiếp.
    Rất cám ơn anh.
    Lâm Lê
    email lamthuongvn@frontiernet.net
    Ngày 8 tháng 3 năm 2012

    Thích

  7. Sa Xuân Vũ Tháng Ba 16, 2012 lúc 4:59 chiều

    Kính Niên trưởng,

    Tôi tên là Sa Xuân Vũ, Cựu SVSQ Thủ Đức khóa 5/72, hiện công tác với Thời Báo Toronto
    và phụ trách chương trình SBTN Canada. Nếu có thể kính xin Niên trưởng cho Thời Báo trích đăng truyện ngắn “Chào Mẹ” và các truyện ngắn khác của Niên trưởng trên các ấn bản Thời Báo.
    Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Niên trưởng, xin cám ơn Niên trưởng trước.
    Kính,
    Sa Xuan Vũ
    Email: vuxuan@gmail.com

    Thích

  8. Lê Hữu Uy Tháng Ba 31, 2012 lúc 1:50 sáng

    Kính chào anh Vũ Thất,
    Tôi là Lê Hữu Uy, hiện có làm trang web tại Arizona http://www.thangbomaz.com, tôi có gặp bài viết của anh “Chào Mẹ” trên diễn đàn của nhóm cựu HS Phan Chu Trinh, thấy bài viết hay quá. Trước khi xin phép được hân hạnh đăng bài của anh, xin mời anh vào trang website Thằng Bờm AZ để anh biết nó như thế nào để anh có thể cho phép. Tôi có viết vài bài về biển Đông, anh vào mục Thời Sự và cũng có viết một ít bài chuyện ngắn, bút ký, … trong mục Văn có post lên trang Web Thằng Bờm AZ, nếu anh thấy được thì xin anh hãy tùy nghi sử dụng. Mong sự hồi âm của anh.
    Kính Anh
    Lê Hữu Uy

    Thích

    • vuthat Tháng Ba 31, 2012 lúc 3:27 sáng

      Chào anh Uy,
      Được quý anh chọn đăng Chào Mẹ là niềm vui. Cám ơn nhiều.
      Đã vào xem website thangbomaz.com. Trình bày đẹp. Sáng sủa. Bài vở phong phú.
      Sẽ đọc các bài anh giới thiệu.

      Thích

  9. nhất tuấn Tháng Tư 29, 2012 lúc 4:41 sáng

    Hôm nay, 26/04/2012, lần đầu tiên tôi được đọc Đời Thủy Thủ (DTT) và rất thích truyện dài của anh. Nhập ngũ từ 10/1953 ở EMR Nam Định, cũng có đi tàu thủy của Pháp Việt Mỹ…và quen khá nhiều Niên Trưởng & chiến hữu Hải Quân/VNCH, nhưng sách của Hải Quân thì mặc dù đọc tất cả những sách của PLT, từ quyển đầu ở VN…tới quyển mói đây nhất, Một Thời Oan Trái, nhưng DTT tôi vẫn coi là chuyện hay NHẤT về quân ngũ mà tôi đã đọc 60 nảm qua, vào loại TOP FIVE.
    Xin cám ơn tác giả DTT. Kính chúc anh viết nhiều hơn và tôi sẽ tìm đọc để biết thêm về Hạm trưởng Vũ Thất.

    nhất tuấn
    ————————–

    Thích

  10. Trường Phúc Tháng Mười 2, 2012 lúc 3:41 sáng

    Kính thưa niên trưởng,
    Tôi thuộc khóa 23 cũng là Bả Bình nhưng là Đệ Nhị Bảo Bình. Tôi có một người bạn trước kia là nha sĩ HQ đ4a từng phục vụ tại TTHLHQ/NT. Bạn tôi muốn tìm mua cuốn Đời Thủy Thủ của niên trưởng. Xin niên trưởng cho biết chi tiết để order sách.

    Thích

  11. Trường Phúc Tháng Mười 3, 2012 lúc 3:12 sáng

    Cám ơn niên trưởng đã tặng cho anh em HQ những truyện dài thật hay. Tôi đang đọc DTT online (mới đến chương 5) mà thấy nhớ lại lúc tân đáo ở HQ612 Thái Bình và những năm đầu tiên của hải nghiệp.
    Mới đây mà đã gần 40 năm. Thời gian đi không chờ đợi ai phải không niên trưởng?

    Chúc niên trưởng vui mạnh.

    Thích

  12. Hiệp Nguyễn Tháng Mười 23, 2014 lúc 5:52 chiều

    Kính thẩm quyền.
    Tôi là cựu quân nhân QLVNCH đang định cư tại Houston và cũng đang thực hiện việc sưu tầm quân sử QLVNCH theo sở nguyện của cá nhân. Về quân sử của HQ/VNCH, tôi đang có nhu cầu tìm biết danh tánh các chỉ huy trưởng sau cùng của các đại đơn vị trong hải quân, từ cấp CHT giang đoàn trở lên. Tôi mail đến thẩm quyền để ( nếu không có trở ngại và còn ghi nhớ được ai ) rất mong được thẩm quyền giúp bổ sung, hầu sự sưu tập của cá nhân thêm được phong phú và chính xác. Xin kính cám ơn và rất mong nhận được sự giúp đở của thẩm quyền.
    Trân trọng / Hiệp Nguyễn.

    Thích

  13. Hiệp Nguyễn Tháng Mười 24, 2014 lúc 5:37 chiều

    Kính đến thẩm quyền.
    Trước hết xin kính cám ơn thẩm quyền đã nhiệt tình hồi đáp cho sự quấy rầy của cá nhân và sự hướng dẩn tìm kiếm các trang Web của Hải Quân.
    Trải qua một thời gian sưu tầm khá lâu ( từ 2008 đến nay ) qua rất nhiều nguồn tài liệu, riêng về lịch sử quân chủng HQ cũng tương đối đã thỏa mản yêu cầu tìm hiểu của bản thân, chỉ còn một vài thiếu sót về danh tánh của một số các chỉ huy trưởng đại đơn vị HQ sau cùng, nên tôi xin mạn phép liệt kê được dưới đây, để xin thẩm quyền bổ sung thêm, hay qua đó các giới chức khác biết đến có thể giúp đở hoàn tất được hoàn chỉnh hơn.
    Xin thành thật cám ơn và cũng rất mong thẩm quyền bỏ qua cho sự đường đột, hay có những sai sót ngoài ý muốn của bản thân. Rất mong nhận được sự giúp đở của thẩm quyền và các giới chức có thẩm quyền khác qua email của bản thân.
    Trân trọng / Hiệp Nguyễn.

    1/ Danh sách các đơn vị trưởng HQ sau cùng ( tính tới tháng 4/1975 ) từ cấp chỉ huy trưởng giang đoàn trở lên cần sưu tầm bổ sung.
    + 5 Giang đoàn xung phong tại bộ tư lệnh vùng 3 sông ngòi :
    – Còn thiếu 4 giới chức của các giang đoàn 24, 27, 28 và 30XP.
    – Đã biết 1 giới chức của 22XP.
    + 7 Giang đoàn xung phong tại bộ tư lệnh vùng 4 sông ngòi :
    – Còn thiếu 6 giới chức của các giang đoàn 21, 23, 25, 29, 31 và 33XP.
    – Đã biết 1 giới chức của 26XP.
    + 6 Giang đoàn thủy bộ của lực lượng đặc nhiệm 211 :
    – Còn thiếu 3 giới chức của các giang đoàn 73 Cà Mau và 74 – 75TB Rạch Sỏi.
    – Đã biết 3 giới chức của 70 – 71 Long Phú và 72TB Cà Mau.
    + 14 Giang đoàn tuần thám của lực lượng đặc nhiệm 212 :
    – Còn thiếu 7 giới chức của các giang đoàn 51 Cát Lái, 52 Long Bình, 53 Bến Lức, 59 Sa Đéc, 61 Châu Đốc, 62 Năm Căn và 63TT Phước Xuyên.
    – Đã biết 7 giới chức của các giang đoàn 54 Bến Kéo, 55 Cái Dầu, 56 Vĩnh Long, 57 Nhà Bè, 58 Tân Châu, 60 ( tăng phái vùng 1 duyên hải ) và 64TT Tuyên Nhơn.
    + 6 Giang đoàn ngăn chận của lực lượng đặc nhiệm 214 :
    – Còn thiếu 2 giới chức của các giang đoàn 44 Bến Lức và 45NC Năm Căn.
    – Đã biết 4 giới chức của các giang đoàn 40, 41, 42 và 43NC.
    + 28 Duyên đoàn của 5 bộ tư lệnh vùng duyên hải :
    – Còn thiếu 15 giới chức của các duyên đoàn 21 Đề Gi, 22 Poulo Gambir ( đã giải tán trước 1975 ? ), 23 Sông Cầu, 24 Tuy Hòa, 25 Hòn Khói và 26 Bình Ba thuộc vùng 2 duyên hải, 31 Hàm Tân, 33 Rạch Dừa và 36 Long Phú thuộc vùng 3 duyên hải, 41 Hòn Khoai, 43 Ông Đốc, 44 Kiên An, 45 Hà Tiên và 46 – 47 Phú Quốc thuộc vùng 4 và vùng 5 duyên hải.
    – Đã biết 13 giới chức của các duyên đoàn 11 Cửa Việt, 12 Thuận An, 13 Tư Hiền, 14 Cửa Đại, 15 Chu Lai và 16 Cổ Lũy thuộc vùng 1 duyên hải, 27 Ninh Chữ và 28 Thương Chánh của vùng 2ZH, 32 Bến Đình, 34 – 37 Tiệm Tôm và 35 Hưng Mỹ của vùng 3ZH và 42 Nam Du thuộc vùng 4 duyên hải.
    + 20 Hạm trưởng tuần duyên hạm PGM.9 :
    – Còn thiếu 12 hạm trưởng các chiến hạm HQ.603, HQ.604, HQ.606, HQ.607, HQ.608, HQ.609, HQ.610, HQ.611, HQ.612, HQ.616, HQ.617 và HQ.619.
    – Đã biết 8 hạm trưởng của HQ.600, HQ.601, HQ.602, HQ.605, HQ.613, HQ.614, HQ.615 và HQ.618.
    Trân trọng.

    Thích

  14. Trường Phúc Tháng Ba 8, 2015 lúc 6:21 sáng

    Thưa niên trưởng,
    Tôi là Trường Phúc, tôi thuộc khóa 23. Tôi đang sưu tầm những tài liệu về trường mẹ Nha Trang. Tôi còn nhớ theo truyền thống, các SVSQ nhập trường trong thời gian Brimade được tham dự môt lễ Nhận Biển làm Mẹ. Tôi còn nhớ mang máng đuợc 4 câu đầu của bài diễn văn này như sau:

    Cha ta là Hải Long Vương
    Mẹ ta là Mỹ Nhân Ngư
    Ta sinh ra trên đỉnh sóng thần
    Lớn lên bằng rong rêu biển cả.

    Nhưng tôi không nhớ được những câu tiép theo. Nhờ niên trưởng có thể bổ túc thêm cho bài diễn văn này được đầy đủ.
    Cám ơn niên trưởng.

    Thích

    • vuthat Tháng Ba 8, 2015 lúc 2:00 chiều

      Anh chắc là muốn đố vui… cho vui? Khóa 23 của anh đã có bài viết rất hay đề cập các câu thơ này trên chính trang nhà Đệ Nhị Bảo Bình:

      Biển Tối
      Dân Đen

      Đệ Nhị Bảo Bình

      Những ngày Huấn Nhục
      Như nước dòng lao gặp đá ngăn
      Cuộn từ đáy vực tỏa băn khoăn
      Chưa vần được đá nên tung sóng,
      Ức mãi ngàn năm vẫn thét gầm
      XD

      *****

      Phi tỉnh dậy trong căn phòng màu trắng của bệnh xá quân trường. Buổi sáng thật mát, tiếng chim hót, tiếng gió thổi rào rạt trên những ngọn cây thùy dương của miền biển mặn trộn lẫn với ánh sáng mặt trời của buổi bình minh làm Phi nghĩ mình đang trôi nổi trên một chốn thiên đàng nào đó.

      Chiếm cứ một góc nhỏ làm trong quân trường, dưới những tàn cây thật cao, thật mát, xa hẳn những tiếng quát tháo của đàn anh, bệnh xá ở đây có một khung cảnh thật yên bình, tươi mát của một cỏi thiên thai không tưởng.
      Phi chỉ còn nhớ lần cuối cùng nhận thức được sự việc là đang vác khẩu súng trường thật nặng trên vai trong vị trí “Thăng Thổ” lần thứ 37 lúc phải thi hành lệnh phạt dưới trời nắng chói chang trước cổng Câu Lạc Bộ, bên cạnh những tiếng la hét, quát tháo của đàn anh không bao giờ chấm dứt.
      Đột nhiên Phi cảm thấy bầu trời trở thành tối đen, đầy những đóm lửa, đầy những sao vàng, sao đỏ, đầy một dòng nước thật nóng chãy từ con suối đen thẳm từ trên cao, rồi Phi chẳng nghe, chẳng thấy gì hết.
      Mới vài ngày trước đây, Phi và bạn bè bước chân vào cổng quân trường của Trung Tâm Huấn Luyện/Hải Quân/Nha Trang sau một chuyến hải hành trên biển xanh, giả từ thành phố Sài Gòn thân yêu, ở một góc chân trời nào đó.
      Quân trường Nha Trang, ở ngay sát bờ biển, chỉ cách một con đường tráng nhựa, với những hàng cây thẳng tấp, ở đó những tiếng la hét của đàn anh, tiếng còi tập họp của sinh viên cán bộ lúc nào cũng lanh lãnh bên tai, xa xa là những câu nói lạnh lùng của cán bộ:
      -Trước mặt các anh là núi non hùng vĩ
      Sau lưng các anh là biển cả mênh mông
      Giờ đây cổng quân trường đã khép lại
      Danh dự, tự ái của các anh sẽ phải đặt dưới gót giầy của đàn anh…
      Quân trường huấn luyện, đào tạo sĩ quan hải quân của quân đội, nằm trên đường Duy Tân, gần Cầu Đá. Ở đây có biển sâu, có núi cao, có Hải Học Viện, và cũng có một quán ăn bình dân ngon lành, nổi tiếng được gọi là Phở Chụt. Mỗi khóa học khai giảng ở đây sẽ lần lượt được đặt số thứ tự bắt đầu từ số 1, cộng thêm một trong 12 tên của những chòm sao ở mãi tận trên trời, khóa của Phi có một mỹ từ thật đẹp, thật kiêu hùng, cái tên “Đệ Nhị Bảo Bình” xa xăm nào đó.

      Quân trường chỉ có chứa được hai khóa: khóa đàn anh là “Bố”, khóa đàn em là “Con” rất đúng nghĩa.
      Theo phong tục của người VN, con phải luôn luôn nghe lời bố giống như ở đây, đàn em là những kẻ đến sau phải vâng lời tuyệt đối những người đến trước, ít ra là trong thời gian đầu nhập học. Thời gian đầu tiên cho nhưng sĩ quan tương lai nầy được mênh danh là thời gian huấn nhục hay là thời gian của ‘máu và mồi hôi’, thời gian của ‘vâng lời không thắc mắc’, thời gian của ‘không xin xỏ’, và cũng là thời gian của ‘kiêu hùng, chấp nhận’.

      “Ta giờ như giòng suối cạn nguồn
      Mỏi mòn trông ngóng nước tràn tuôn
      Thân trơ sỏi đá khô cằn cỗi
      Chợt mất trong trời ngập khói sương”
      NK

      Tại nơi đây, lúc nầy, đàn em chỉ là những con số mà thôi, được thử thách bằng những hình phạt kỳ dị, vô lý, khắt khe, nhục nhằn của quân đội. Ở đây, những thanh niên tình nguyện sẽ được trui rèn một kỷ luật sắt đá, để chuẩn bị, để xứng đáng là một chiến sĩ, một sĩ quan lãnh đạo hay là một Hạm Trưởng kiêu hùng trong tương lai.
      Nếu cuộc đời có những chông gai, có số mệnh thì có lẽ khóa học của Phi có nhiều sóng gió như những lần biển động ngoài khơi.
      Trước khi tới cổng trường Nha Trang, phần lớn các bạn bè của Phi được bổ nhiệm vào các đơn vị hạm đội, sống cuộc đời nửa quan, nửa lính, đôi khi phải áp dụng những định luật sinh tồn của nhà vạn vật học Dawin nào đó, để có thể sống còn trong những ngày làm lính biển tạm bợ, trong những lúc đối phó với những thủy thủ cứng đầu, những sĩ quan cơ hữu khó khăn. Tất cả những điều đó được phụ họa bởi nguyên nhân thiếu thốn dinh dưỡng trên các chiến hạm của Hải quân, và biển cả dữ dằn, mưa bão đã làm yếu hẵn những thằng thanh niên như Phi, những tên trẻ tuổi, mộng mơ đang nuôi dưởng mộng hải hồ cho cả cuộc đời trước mặt.
      Thấy người lính y tá đứng gần đó, Phi định chồm dậy, nhưng hắn vội vàng chạy tới:
      – Mừng ông đã tỉnh lại? Cứ nằm nghỉ cho khỏe đã. Bọn đàn anh của ông ở ngoài dữ lắm! Họ đang “hành hạ” bạn bè của ông đó!
      Phi cười nửa miệng, có một cái gì xa lạ mênh mông khi nghe tiếng “đàn anh” và “bạn bè”, ngượng ngùng hỏi:
      – Tôi vào đây được bao lâu rồi!
      – Ông được đưa vào từ trưa hôm qua. Đại úy bác sĩ tưởng ông “đứt giây” hồi đêm hôm rồi! Phi bàng hoàng, nín lặng! cả người tự nhiên nóng bỏng, khó chịu. Hai tiếng “đứt dây” có nghĩa là “đi đời”, có nghĩa là “chết thật”, có nghĩa là lìa bỏ vĩnh viễn của cuộc đời xuân trẻ, tan vỡ những ước mộng khát khao một cuộc đời hải nghiệp.
      Trong bệnh xá nhỏ hẹp, những tên bạn cùng khóa nằm gần đó, Phi hầu như biết gần hết, mặc dầu lúc đặt chân vào cổng trường, Phi chỉ biết được khoảng phân nửa bạn bè, phần lớn là các tân binh cùng thụ huấn 9 tuần cơ bản quân sự ở TTHL Quang Trung.

      Cây quạt trần quay chầm chậm trên đầu. Chung quanh bạn bè nằm la liệt thật đông. Đa số là những đứa trải qua những ngày nửa quan, nửa lính trên những vùng đại dương bão tố. Trong đó, thằng Thật còn tệ hơn Phi gấp bội.

      Thật trước khi vào lính thì mắt đã cận rồi, lúc nào cũng đeo kiếng. Lúc mới vào trường, vội vã làm sao nhét vội cặp mắt kiếng vào túi quần, không ngờ đàn anh bắt cả bọn bò lăn trên mặt đất, Thật quên bẵng đi cặp kiếng, bị bể tan nát. Không còn mắt kiếng, Thật phải khổ sở, mò mẫm cột giây giầy nhà binh cao cổ như một kẻ mù lòa.

      Nếu là quân đội, ai ai cũng biết xỏ giây giầy mấy chục lỗ với đôi mắt còn sáng thì cũng đã lâu, không kể phải bận quân phục chỉnh tề, phải chạy từ phòng ngủ ra tới thao diễn trường, tất cả phải hoàn tất trong 30 giây đồng hồ, với cặp mắt cận không mắt kiếng, Thật không thể nào hoàn tất trong thời gian thật ngắn, quá ngắn.
      Mười lần như một, Thật luôn luôn bị trễ, luôn luôn bị đàn anh phạt tơi bời, phạt như “cái mền rách”. Chính Phi cũng đã bị đàn anh bắt phải dìu Thật vào hàng khi hắn đã thi hành xong lệnh phạt, bởi vì Thật lúc đó còn tệ hơn “cái mền rách” rất nhiều.

      Phi còn nhớ ngày hôm kia, đàn anh cứ lập đi, lập lại cái việc “quạt trần tự tử”
      – Các anh “23” nghe đây. Các anh mới vào quân trường mà yếu hèn, đã đút đầu vào quạt máy tự tử….
      Có mấy thằng đứng trong hàng bị đàn anh lôi ra phạt bởi vì không nín cười được khi nghe cán bộ tuyên bố trước hàng quân. Một vài thằng cũng lẩm bẩm, chê trách cái thằng tự tử là cái đồ yếu hèn, đồ “dễ bễ”, đồ hại bạn…

      Phi lúc đó cũng không nhận thức là chuyện giả hay thực, nhưng cũng thương cảm cho thằng bạn nào đó đã cam đảm, dám leo lên tới trần nhà để tự tử bằng chiếc quạt trần. Có lẽ tinh thần của nó xuống tận cùng mặt đất. Không biết nó sống chết thế nào!

      Trong vài ngày đầu huấn nhục, hai thằng bạn đồng khóa lần lượt giã từ bạn bè vĩnh viễn, hai thằng bạn mà Phi chỉ nghe tên chứ không hề biết mặt. Phi cũng không biết tụi nó chết bao giờ, tại sao mà chết, những quan tài đặt chỗ nào, tụi nó được chôn cất làm sao, …

      Nhưng hai thằng bạn cũng mang danh khóa học nầy, sẽ vĩnh viễn ở mãi trong lòng của những bạn bè còn lại, sẽ được bàn bè ở đây, ở đó luôn luôn tưởng nhớ về sau mỗi khi những đứa còn lại nhắc nhở về quân trường, về những kỷ niệm của những ngày xa cũ.

      Cái tin bạn bè bị chết đi ngày trước, ngày sau. Phi chỉ nghe loáng thoáng lúc đàn anh hò hét ngày hôm qua. Chắc đàn anh nói thật và làm thật rồi ..”các anh lúc này là những con số, chúng tôi muốn xóa bỏ’ lúc nào cũng được.”
      – Hạ sĩ có biết nguyên do nào đưa đến cái chết của bạn tôi không? Phi hỏi.
      Người lính y tá nhìn Phi rồi lắc đầu nhè nhẹ
      Im lặng một lúc, Phi cố gắng nhận định tình hình:
      – Ngày hôm qua tôi nghe đàn anh nói có một tên tự tử bằng quạt trần, có đúng vậy không?
      – Không phải anh đó đâu. Anh ta chỉ vì bất cẩn khi lau chùi cánh quạt…không phải tự tử đâu..Nhưng anh ta không sao hết.
      Anh y tá cười ha hả, cười một tràng thật dài …như từ nhỏ tới giờ chưa bao giờ được cười như vậy.
      Nhìn quanh một lần nữa, Phi hỏi:
      – Mấy người bạn của tôi vào đây hơi nhiều phải không?
      Anh y tá mỉm cười:
      – Mấy ông hên lắm đó! Không có lệnh trên thì chắc “đứt dây” thêm mấy chục mạng nữa rồi! Tất cả các ông nhập viện, cơ thể đều thiếu nước, thận hầu như hết hoạt động được. Một số được đưa ra ngoài quân y viện Duy Tân tối hôm qua.

      Phi lẩm bẩm một mình: Hèn chi!
      Buổi sáng hôm qua, ăn điểm tâm bánh mì chuối, Phi nhai hoài, nhai mãi mà miệng không còn giọt nước miếng, vừa chạy tại chỗ, vừa phải thăng thổ, vừa phải làm chó mèo, vừa phải nghe đàn anh nạt nộ, vừa phải ăn thật nhanh.
      Bánh mì nhai thành bột mà không thể nào nuốt được, đành ngậm hoài trong miệng để lúc nào ra sân cỏ, kiếm chỗ phun ra.
      Thêm vào đó, trung đội khóa sinh của Phi lại là “trung đội hoàng gia” có nghĩa là trung đội làm việc quét dọn những nhà cầu, nhà tiểu cho cả dẫy nhà của đàn anh và của đàn em. Đàn anh hay thật, cái danh từ “hoàng gia” này mà viết thư về cho mấy cô bồ biết được, chắc họ hãnh diện với chị em, bạn bè lắm đây!
      Như truyền thống của quân trường, sinh viên đàn em phải làm tất cả những công việc lao động, vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ quân trường như việc kéo cát thẳng hàng, nhặt rác, chùi rửa những nhà vệ sinh……….
      Tùy theo đàn anh quyết định tội nặng hay tội nhẹ, đàn em tuyệt đối phải thi hành mệnh lệnh của đàn anh như việc “hít đất”, thăng thổ, “móc giò đếm ngược”, “kéo xe La Mã”, “bò”, “lăn”…
      Tất cả tên nào thuộc về trung đội hoàng gia luôn luôn bị phạt bởi vì nhà cầu không bao giờ được làm sạch sẽ đúng tiêu chuẩn của đàn anh. Trung đội bị phạt phải chạy vòng quanh sân cỏ trước câu lạc bộ trước giờ ăn trưa, phải mang súng và chạy tới khi nào đàn anh cán bộ bảo ngừng thì thôi.
      Phi lại có hai tội rất lớn: tội thứ nhất là trùng tên với cán bộ đại đội trưởng đàn anh, phải xứng đáng để bị phạt nhiều hơn bạn bè, tội thứ hai là trùng họ với một đàn anh, phải xứng đáng bị phạt để được vinh dự làm người cùng họ với quan lớn.
      Các đàn anh thường hay ghé thăm, hỏi tội ngay trong phòng ngủ của Phi.
      -Cùng họ, cùng tên với quan lớn mà đi làm nhà cầu thì thật là “tối nước” quá đi. Một đàn anh gằn giọng, chế diễu Phi.
      Thằng Gia nín cười không được, phát ra một tiếng “Ha….” rồi tắt nghẽn.
      Một đàn anh khác la lớn:
      – Mấy anh còn tà tà dân chính lắm! Dám cười chê bạn bè. Tất cả móc giò lên tủ đếm ngược từ con số 100.
      Cả tám thằng la to:
      – Tuân lệnh niên trưởng! Rồi theo đúng vị trí mà thi hành.
      Tiếng còi tập họp ngoài sân vang lên lanh lảnh nhưng đàn anh vẫn đứng đó! Không một tên nào dám cử động.
      – Mấy anh thuộc “trung đội hoàng gia” nghe đây! Từ đây các anh sẽ lấy cầu tiêu làm nhà, nhận bồn cầu làm bạn, lấy bồn rửa mặt làm người yêu. Phải kiêu hùng, bắt đầu từ đây không phải tập họp, điểm danh gì cả…..tất cả chạy vào phòng vệ sinh nhận “nhiệm sở nhà cầu” ngay lập tức…
      Ngày hôm đó là ngày đen tối của Phi và của 7 thằng bạn chung phòng. Cả bọn phải quỳ trước hàng quân về tội trốn vào cầu tiêu, về tội hèn nhát, tội không tập họp…Quỳ xuống để ăn năn tội lỗi, để bạn bè chửi rủa, khinh khi, để đàn anh làm một đề tài hèn kém của đàn em, không được than thở, không được xin xỏ, không được giải thích một lần. Chỉ phải cắm đầu tuân hành lệnh phạt.
      – Khóa 23 nghe đây! Các anh hèn kém lắm, các anh còn “tối nước” lắm, chưa xứng đáng bước chân tới cổng quân trường. Mới có vài ngày các anh đã phải trốn vào cầu tiêu, đút đầu vào quạt máy để tự tử, làm đơn xin giải ngũ, viết thơ than thở với đào, chống đối đàn anh không chịu tập họp, chậm chạp tà tà dân chính….
      Đàn anh cán bộ lập đi, lập lại nghe riết rồi cũng quen. Từ từ, tên nào chậm chạp lắm thì cũng biết những tội lỗi ngập đầu của đàn em chỉ là những hoạt cảnh của thời gian huấn nhục ở quân trường từ khóa học này sang khóa học sau.
      Trời tháng Tư nóng như lửa, nếu như lúc Phi còn nhỏ ở trường trung học, đối với một tuyển thủ bóng tròn như lúc xưa thì cái nhiệt độ nóng bỏng này không có gì đáng kể. Con sông SàiGòn sau nhà máy xi măng Hà Tiên có bề ngang thật lớn, Phi cũng đã bơi qua, lội lại như đi bộ trên đất liền. Thế mà bây giờ “ngã xuống ngựa” nằm dài ở đây. Nguyên nhân rất rõ ràng thực tiễn.
      “Anh không xứng là biển xanh
      Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
      Bờ cát dài phẳng lặng
      Soi ánh nắng pha lê…”
      XD
      Những ngày ói ra mật xanh, mật vàng. Những ngày ói ra máu ở vùng biển Đà Nẵng giông bão, những ngày ăn cá hấp, rau muống luộc trên tàu trong vài tháng gần đây đã lấy gần hết sức khỏe còn lại của Phi trước khi vào cổng quân trường.
      Những ngày huấn nhục đầu tiên dưới ánh nắng chói chang, không được uống nước đầy đủ bởi vì đàn anh quan niệm uống nước nhiều sẽ bị ngất xỉu!!! Không có nước có nghĩa là trái thận từ từ không làm việc dưới mặt trời cháy da, có nghĩa là một con số sẽ bị xóa bỏ đi, thực sự dễ dàng. Hai người bạn cùng khóa mà Phi chưa hề biết mặt có thể là một bằng chứng của sự thật, rõ ràng là đây.
      -Ông thấy đói bụng không? Anh y tá hỏi
      Phi lắc đầu:
      – Tôi chỉ khát nước thôi.
      Anh lính y tá lẳng lặng lấy nhiệt độ, bắt mạch của Phi, rồi nói:
      – Chiều nay nếu ông không thấy đói mà nhiệt độ còn cao thì bác sĩ sẽ đưa ông ra bệnh viện Duy Tân.
      – Thật sao? Phi kinh ngạc hỏi lại.
      – Hai người bạn của ông không cứu kịp nên bác sĩ phải đề phòng vậy thôi. Y tá nói xong tiếp tục bắt mạch cho thằng bạn nằm bên.
      Phi lặng thinh, sửng sờ! Không lẽ cuộc đời của Phi chấm dứt sớm từ đây, trong vài ngày nữa? Những ngày mơ ước thiếu thời, mong được vẫy vùng trên biển cả không lẽ ngắn gọn như vậy sao?
      Vì màu đại dương xanh biếc, mùi nước biển mặn mà, vì những cơn gió biển rì rào trong mát, vì những đàn chim, những vì sao biền biệt, xa xăm trong bầu trời ban đêm đen thẵm, Phi đã không chọn trường Võ Bị Đà Lạt anh hùng, không chọn trường sĩ quan không quân lả lướt, chỉ nhất định gia nhập vào Hải Quân, vào trường sĩ quan Nha Trang này đây. Mục đích của Phi thật rõ ràng, con đường vạch ra sẽ là những mơ ước thiên thần, không tưởng:
      “Cha ta là Hải Long Vương
      Mẹ ta là mỹ nhân ngư
      Ta sinh ra trên đỉnh sóng thần
      Lớn lên bằng rong rêu biển cả
      Từ nay ta chấp nhận đại dương là nhà
      Lấy sao trời là bạn, màu xanh nước biển là màu mắt người yêu…”

      Bây giờ sự thật lại phủ phàng hay là định mệnh ở đây, đã dẫn đưa Phi vào một con đường tắt nghẽn.
      Không nghĩ mà tới, hình ảnh gia đình hiện ra rõ ràng trong trí nhớ, mẹ Phi bờ vai còm cõi, ngồi bên chiếc máy may, cố gắng may xong cái quần đùi để Phi dùng cho những ngày huấn nhục. Bà phải tự tay may cho thằng con sắp đi xa, như một lần trong những vạn lần, gởi gấm một tình thương của người mẹ sắp xa con.
      Thực sự lúc sắp đến ngày xuống tàu ra Nha Trang, sĩ quan liên lạc đã chỉ dẫn cho khóa sinh những hành trang cần thiết phải mang theo, trong đó ít nhất là khoảng chục cái quần đùi trong thời gian huấn nhục, Phi nghĩ là đâu cần nhiều như vậy, cứ bảo mẹ đừng may, nhưng lúc này thì thực tế rõ ràng.
      Không biết sau những ngày này đây, còn lại được bao nhiêu quần áo?
      Cái đầm nước ở gần bệnh xá, một bên góc là cái chuồng gà thật lớn, đàn anh gọi là suối Tiên, có màu đen lợt.
      Tất cả các đàn em phải được vinh dự tắm nước của suối Tiên để được lột xác của một tên dân chính tà tà, để trở thành một sinh viên sĩ quan xứng đáng. Nước của suối Tiên nặng mùi nhưng mát lạnh đúng như nghĩa của nó.
      Cái áo thung và cái quần đùi sau khi được tắm suối Tiên sẽ được phế thải, nhưng hình ảnh của mẹ Phi bây giờ hiện ra thật rõ, như lúc bà ráng may thêm cho Phi đến hết cả xấp vải, như sợ con mình sẽ thiếu thốn ở vùng đất xa lạ nào đây.
      “Ngoài ấy vui không, anh của em?
      Trong này đã có nắng vàng êm;
      Mỗi lần nắng rọi, em ra cửa,
      Em nghĩ gì đâu, đứng lặng im.” XD

      Hình ảnh của Thu cũng hiện ra miên man trong đầu óc rối bù của Phi. Hình ảnh của người yêu có mái tóc thề với chiếc áo màu xanh nước biển, khuôn mặt đầy nước mắt, tiễn Phi xuống chiếc Dương Vận Hạm ở Sài Gòn để lên đường thụ huấn. Hình ảnh đó hiện ra mới như ngày hôm qua:
      – Em chúc anh học hành đỗ đạt và vui hưởng đời sống quân trường! …đừng quên viết thư cho em.

      Phi chỉ mỉm cười, quàng vai ôm lấy bờ vai bé nhỏ của người yêu, hôn nhẹ trên tóc Thu, thì thầm:
      – Cám ơn cô em! Viết thư thì chắc phải lâu lắm! Anh cũng chúc em thi đỗ vào trường Sư Phạm khóa tới! Nhưng đừng khóc, người ta cười tụi mình đấy! Đừng để anh có cảm tưởng như mình sắp theo ông bà đó nghe!
      Thu nhoẻn miệng cười thẹn, cặp mắt còn đỏ hoe, bàn tay thon nhỏ nắm tay của Phi như sợ rằng mình sắp mất một vật gì thật quý.

      Thu sẽ thi Tú Tài II trong vòng vài tháng nữa, đang là nữ sinh trường trung học gần sở thú, toàn là con gái, đầy những hàng cây me. Trường cũ của Phi ở xa đó, không có hàng cây me nhưng có nhà thờ thật lớn trước cổng trường, ngay ngã sáu, bên hông trường lại còn có một bệnh viện rất lớn, lâu lâu ngồi trong lớp cũng được nghe tiếng còi xe cứu thương ầm ĩ.
      Phi thường nói đùa là Thu vừa ăn me chua, vừa giỡn với mấy con khỉ trong sở thú… Con gái gì mà cứ thích ăn mấy trái cây chua với muối ớt thật cay….
      Để đáp lại, như truyền thống của con cháu hai Bà… , Thu cũng bảo rằng Phi chọn được trường học thật hay, vừa có nhà thờ, vừa có bệnh viện, …lỡ mấy anh có chuyện gì nguy hiểm thì cũng… tiện lợi lắm rồi! …

      Chiếc tàu tách bến xa dần mà Thu vẫn còn đứng tần ngần ở đấy, chiếc khăn mùi xoa vẫn còn lay động xa xa, như muốn kéo níu một chân tình nào đó, một lần tiễn biệt đầu tiên đến một người tình đang tập tành làm lính biển.
      Thân hình của người yêu nhỏ nhắn, thương yêu từ từ mất dạng khi tầu hướng sang một khúc quanh. Nỗi lòng của Phi lúc bấy giờ thật trống vắng, người yêu ở lại, trước mắt sẽ là những ngày may rủi không biết trước.
      Nhưng ngày hôm nay, Phi cảm thấy thương mẹ già cùng cực, thương mến người yêu một đời mãi mãi.

      “Ồ! mới nghiêng mình xem nước trong,
      Vui mừng em thấy má em hồng…
      Em tôi ăn nói vô duyên quá!
      Em đốt lòng anh, em biết không?”
      XD

      *****

      Phi nhìn xuống cổ tay, hai nốt phỏng đỏ bầm, bắt đầu có hai bọc nước trắng nho nhỏ, không thấy đau mà bắt đầu thấy ngứa, có lẽ ngày hôm qua, đàn anh nghĩ ràng Phi “ma đầu” giả bộ té xỉu để khỏi bị phạt, nên phải dùng điếu thuốc cháy đỏ châm vào cổ tay để thử xem Phi có xỉu thật hay không. Nếu làm bộ ngất xỉu, chẳng những đàn anh phạt thêm rất nhiều mà cả khóa còn bị đàn anh “thuyết trình” dài dài dưới trời nắng đỏ lửa.

      Những vết trầy, vết máu trên những đốt xương ở lưng bàn tay, ở xương cánh chỏ, ở đầu gối bắt đầu thâm khô, có mầu nâu đen, hình như da thịt bắt đầu lần lần lành lại. Hai cái cùi chỏ cũng còn rát lắm, kết quả những lần bò trên cát, trên những bãi đá vụn ở một chỗ nào đó trong quân trường. Bây giờ lại kẹt cứng trên chiếc giường sắt này, làm Phi bối rối cùng cực.
      Không lẽ muốn trở thành một sĩ quan HQ khó đến như vậy sao? Còn cái mộng hải hồ, mộng trở thành Hạm trưởng với những điều tâm niệm, với Tài Đức –Danh Dự -Trách Nhiệm sao lúc này Phi cảm thấy quá xa, xa cách ngàn trùng.

      “Em nói trong thư: “Mấy bữa rày,
      Sao mà bươm bướm cứ đua bay;
      Em buồn em nhớ, chao! em nhớ!
      Em gọi thầm anh suốt cả ngàỵ “
      XD
      Bây giờ mạng sống còn không giữ nổi thì kể gì đến ngày mai. Bây giờ Phi như một kẻ lạc loài, một người cô đơn, đang chới với trong biển tối, không được quyền quyết định, không thể rời bỏ quân ngũ, không thể làm được cái gì.
      Bây giờ ngoài Phi ngồi đây, một đám bạn bè ngổn ngang trong bệnh xá, một đám bạn bè được “huấn nhục” ngoài sân. Gia đình thật xa, người yêu cách biệt, Phi thật sự cô độc hoàn toàn, không một ai bên mình, ngoài trừ một đấng thiêng liêng nào đó trên cao.
      Định mệnh nầy đây, vượt quá tầm tay của Phi, bây giờ chỉ còn có Thượng Đế, một quyền lực, có thể ở tại đây, ở thật gần, ở đâu đó hay có thể ở thật xa, xa thăm thẳm trên chín tầng trời.
      Trong quân trường kín cổng, dưới ánh nắng đỏ hồng, tiếng đàn anh cán bộ vẫn còn văng vẳng bên tai:
      “ …. Chỉ có tinh thần là quan trọng …”
      “Tánh mạng đành giao tay tạo hóa
      Tử sinh đâu rủn chí văn nhân
      Một mai bình phục tha hồ nhẩy
      Ðạp bốn vách tường mới lại gan.”

      HMT

      Thích

      • Trường Phúc Tháng Ba 8, 2015 lúc 8:48 chiều

        Thưa niên trưởng,
        Quả thật tôi không mở trang nhà khóa 23 đã lâu nên không biết các bạn đã posted bài này. Cám ơn niên trưởng nhiều. Chúc niên trưởng một Chúa nhật thật vui.

        Thích

  15. mrttstudio Tháng Bảy 29, 2015 lúc 11:02 chiều

    Thưa ông Vũ Thất, tôi tên Trần Thiện hiện sống tại miền nam CA, hiện đang làm việc tài đài SET-TV, tôi đã đọc chuyện ngắn ” Chào Mẹ” của ông và rất thích câu chuyện cảm động này, tôi đã lục tung khắp nơi và thật là may mắn tôi đã tìm được ông ở đây. Tôi rất muốn liên lạc với ông là vì tôi muốn dùng câu chuyện này để làm thành phim, hy vọng rằng ông sẽ cho phép. Mong được nói chuyện với ông thật sớm, email của tôi là mrtt1@hotmail.com và số điện thoại là 714 823 5741.

    Thích

  16. Sa Xuân Vũ Tháng Tư 3, 2016 lúc 7:37 chiều

    Kính Niên trưởng,

    Tôi là Sa Xuân Vũ, hiện cộng tác với Thời Báo.
    Trước đây, Thời Báo có xin phép Niên trưởng cho đăng truyện ” Chào Mẹ”.
    Nay kính xin Niên trưởng cho phép Thời Báo trích đăng truyện dài ” Đời Thủy thủ”
    Trong khi cờ đợi sự chấp thuận của Niên trưởng, xin cám ơn Niên trưởng trước.

    Kính,

    Sa Xuân Vũ

    Thích

    • vuthat Tháng Tư 3, 2016 lúc 9:00 chiều

      Rất vui được Thời Báo quan tâm.
      Anh trích đăng từ Trang nhà của tôi vì đã được tu sửa cẩn thận.
      Nhà thơ Lâm Hảo Dũng còn hợp tác với Thời Báo?

      Thích

      • Sa Xuân Vũ Tháng Tư 6, 2016 lúc 4:33 sáng

        Kinh Niên trưởng,

        Nhà thơ Lâm Hảo Dũng đã không còn làm báo sau khi Chị Maria Nguyễn Thị Ngọ, vợ anh
        qua đời ở Vancouver tháng 9/2012.
        Thay mặt Thời Báo, xin
        cám ơn Niên trưởng.

        Kính,

        Sa Xuân Vũ

        Thích

  17. Michael To Tháng Sáu 2, 2016 lúc 4:21 chiều

    Kính chào niên truỏng, tôi đang hợp tác với bán nguyệt san Việt & bao Rao Vặt ở Houston, TX. Những bài của niên trưởng như “Đời thủy thủ” và ” Những vì sao”. v.v…
    Thật quá hay, tôi có thể xin phép niên trưởng cho phép được trích đăng để cho các em, cháu sinh ra và lớn lên ở Mỹ được thưởng thức những áng văn hay của ông, cha.
    Cám ơn niên trưởng

    Thích

Gửi phản hồi cho vuthat Hủy trả lời

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.