Vũ Thất

Bảo Bình 1

Monthly Archives: Tháng Bảy 2015

Cái mặt Việt Nam

Cái mặt Việt Nam!

 Tạp ghi Huy Phương
 
Đã có lần bạn là người khách quý đến Honolulu, tại phi trường được một thiếu nữ xinh đẹp tươi tắn, choàng cho một vòng hoa sứ với câu chào Aloha cùng một nụ cười thân thiện. Nhưng không phải du khách nào trên thế giới cũng được sự chào đón như thế!

Tuần trước, báo chí lại loan tin, những người Việt Nam, đồng bào của chúng ta, từ Sài Gòn đến phi trường Changi, Singapore, bị từ chối nhập cảnh, nói rõ ra là bị đuổi về.
 
Singapore là một trong 48 quốc gia mà người mang visa Việt Nam vào không cần thị thực, nhưng lần này mặc dù có đầy đủ giấy tờ tùy thân, nhiều hành khách Việt Nam, phần lớn là phụ nữ, vẫn bị nhà chức trách Singapore từ chối cho vào xứ của họ. Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí.
 
Lối hành xử này của Singapore cũng na ná như lối đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động chính trị, nghi ngờ có hoạt động chính trị hay bất đồng chính kiến về Việt Nam lâu nay, mà không hề nói lý do.
Chính quyền Singapore cũng không hề nói lý do họ không cho những người Việt này vào nước họ, nhưng cái lý do này thì những người trong cuộc, hay toàn thể “khúc ruột ngàn dặm” trên khắp thế giới đều biết rõ, đều cảm thấy xấu hổ và đau lòng.
 
Hãng Jetstar Pacific, một trong hai hãng máy bay rẻ tiền có những đường bay ngắn cho biết, khi hành khách bị nhà chức trách từ chối nhập cảnh Singapore, người đó sẽ phải trả tiền ăn ở, tại sân bay. Phía Singapore thường buộc hãng hàng không phải ứng trước chi phí sau đó sẽ tính lại với hành khách. Chi phí cho mỗi khách bị từ chối nhập cảnh là khoảng hơn $200, chưa kể vé máy bay trở lại Việt Nam. Mỗi tháng, hãng này phải trả khoảng $20,000 cho những hành khách bị từ chối nhập cảnh tại Singapore.
 
Hãng Vietjet Air có hai chuyến bay Sài Gòn đi Singapore mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng có 200 nữ hành khách bị Singapore yêu cầu quay về nước. Như vậy mỗi tháng Vietjet Air phải chi ra phí khoảng $750,000 cho những hành khách này mà không bao giờ đòi lại được tiền.
 
Phía Việt Nam mong phía Singapore cho họ biết danh sách những người Việt không được nhập cảnh vào Singapore để tiện việc ngăn chận, tránh sự tổn thất như trên, nhưng những người này đâu phải như những người làm chính trị có sổ đen của công an Việt Nam, mà chỉ là những cô gái, một ngày đẹp trời nào đó được rủ rê hay móc nối sang đây để… “đứng đường!” Trên các trang net, và ngay cả một phóng sự trên báo Thanh Niên trong nước, cũng công nhận rằng phần đông những cô gái đến với nghề này là hoàn toàn tự nguyện.
 
Chuyện không phải bây giờ mà cách đây vài năm Singapore đã loan tin cảnh sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng một tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, 52 cô gái Việt đã bị bắt giữ. Các cô trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến quán karaoke, vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách. Dân Singapore cho biết gái mại dâm Việt đã câu kéo khách bằng cách không mặc đồ lót và cho phép khách thoải mái sờ soạng. Sang Singapore là một nghề kiên trì, lần này bị đuổi lần sau lại lên máy bay sang nữa. Một cô gái cho biết cô đến rồi về nhiều lần, mỗi lần ở Singapore kiếm vài nghìn đô la.
 
Lối cấm cửa phụ nữ Việt Nam ở Singapore rõ ràng là nỗi đau đớn, nhục nhã. Rồi liệu, Bộ Ngoại Giao Việt Nam như lời yêu cầu có dám gửi công hàm đến Singapore để xin làm rõ trắng đen chuyện này không, hay nói ra chỉ thêm mất mặt! Làm người khác mất mặt cũng là một thứ làm nhục nhau. Ngày xưa làm nhục nhau thì kẻ sĩ thách nhau đấu súng hay rút gươm ra khỏi vỏ. Ngày nay, bị nhục thì đành ráng ngậm miệng mà đi.
 
Thể diện cũng có nghĩa là danh dự, ai làm mình mất thể diện là làm mất danh dự mình.
Nếu danh dự phụ nữ Việt Nam bị coi thường hay chà đạp là danh dự của cả dân tộc cũng bị coi thường. Ai có trách nhiệm trong việc đàn bà con gái Việt Nam bị cấm cửa và cái mặt Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể nói xa hơn là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị lấm lem đến mức tồi tệ.
 
Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà đại diện là phi công, tiếp viên hàng không, người mẫu, du học sinh ăn cắp… không kể hết tên.
 
Cái mặt Việt Nam ở Thụy Điển rồi Anh, mà đại diện là Kiều Trinh, kẻ ăn cắp, đã rao giảng văn hóa trên truyền hình nhà nước, con cán bộ Trung Ương Đảng, đã được Bộ Y Tế Việt Nam chứng nhận là tâm thần và Tòa Đại Sứ Việt Nam can thiệp.
 
Cái mặt Việt Nam ở Phi Châu mà đại diện là nhân viên ngoại giao Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác.
 
Cái mặt Việt Nam ở Thụy Sĩ, ở Thái Lan mà đại diện là du khách ăn cắp.
 
Cái mặt Việt Nam ở Đài Loan mà đại diện là công nhân “xuất khẩu” ăn trộm chó làm thịt.
 
Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà người Việt trộm dê làm thịt.
 
Cái mặt Việt Nam ở Malaysia: Khám phá một lần mà tống xuất 150 phụ nữ mại dâm về nước.
 
Cái mặt Việt Nam ở Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức với những nhóm băng đảng, buôn người có các tòa đại sứ Việt Cộng… chống lưng.
 
Chuyện mất mặt, bẽ mặt, xấu mặt hay mất thể diện thì cũng một nghĩa.
Hãnh diện thì ngẩng mặt, xấu hổ thì cúi mặt, vuốt mặt, quay mặt, giấu mặt đi.
Cái mặt chai lì, tê cứng, không biết xấu hổ, vô cảm là cái mặt mo, mặt mẹt, mặt trơ.
 
Những cái mặt… Việt Nam nên che đi là những cái mặt của Đặng Xuân Hợp, Vũ Mộc Anh, Kiều Trinh, vì họ đại diện cho chính quyền Việt Nam. Cái mặt đáng thương những người phụ nữ vì xấu hổ cũng phải che đi, tủi thân vì số kiếp phụ nữ Việt Nam, nhưng quả đáng thương hơn những đảng viên luôn luôn trơ mặt làm liều.
 
Quá đẹp là cái tên Việt Nam, hôm nay vang lừng khắp bốn biển năm châu.
Cờ đỏ sao vàng được minh họa cho hai chữ “ăn cắp.” (*)
 
Tiếng Việt được dùng để viết những thông báo răn đe người Việt chớ… ăn cắp.
Ai đã sáng tác ra cái câu nói dối trá, “Tôi mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình là người Việt Nam?” sẽ phải ân hận suốt đời.
 
 
Phần tôi, mỗi khi soi gương, tôi vẫn nhớ, “Tôi là người Việt Nam!” và cảm thấy thương cho tôi và thù ghét những con người đã làm cho hình ảnh Việt Nam xấu xa đi như hôm nay.
 
Cám ơn ký giả Xuân Dương ở trong nước với câu viết, “Một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất!”
 
Huy Phương
 
(*) Xem bài “Đẹp sao là lá cờ đỏ sao vàng” của Bùi Bảo Trúc.
 
Đẹp sao là lá cờ đỏ sao vàng 
Bùi Bảo Trúc
 
Phải nói ngay người vẽ cái poster đó vẽ rất khéo. Những ai không phải là người Nhật hay người Việt, không đọc được chữ Nhật và chữ Việt mà nhìn tấm poster ấy thì chỉ thấy lá cờ đỏ sao vàng quang vinh (?) của nước ta để rồi nghĩ ngay rằng (nội dung của tấm poster là) nước ta đang oai hùng tiến lên cùng năm châu thế giới.
 
Phải nói là cái poster vẽ rất khéo.

Tấm poster này được một sinh viên Việt Nam học tại đại học Matsuyama Matsudo, Chiba tìm thấy ở trong khuôn viên của đại học. Nửa trên của poster là lá cờ đỏ sao vàng với ngôi sao phinh phính beo béo của nước ta, không thể lầm với bất cứ một ngôi sao nào trong các lá cờ của thế giới. Thực ra trong tấm poster đó cũng không hẳn là một lá cờ, mà là một khoảng mầu đỏ chảy loang xuống nửa dưới của tấm poster. Khoảng mầu đỏ loang che gần hết hai chữ “Trộm cắp.” Một hình vẽ bàn tay, biểu tượng quốc tế cho chữ “STOP!” Ngay phía dưới là hàng chữ Nhật mà kiến thức rất hạn hẹp về chữ Hán của tôi chỉ đọc được lõm bõm ba bốn chữ, nhưng chắc ý nghĩa của hàng chữ Nhật ấy chắc cũng không ngoài một lời nhắn là đừng ăn cắp. Ở cuối của tấm poster là hàng chữ Việt nguyên văn: “LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG.”

Chuyện ăn cắp thì ở đâu mà lại không có. Ăn cắp không chỉ thấy ở những người thuộc riêng một quốc tịch nào nghĩa là những người ăn cắp thì nước nào cũng có. Nhưng theo một bản tin của đài BBC mới đây, thì người Việt ở Nhật dính vào hơn 40% những vụ ăn cắp vặt. Các vụ này thường diễn ra tại các siêu thị, luôn cả các cửa tiệm bán quần áo, mỹ phẩm sang trọng. Thủ phạm là những thành phần lao động, du học sinh, và luôn cả các phi công và tiếp viên hàng không. Tình trạng này diễn ra nhiều đến nỗi cảnh sát của một thành phố (Nhật) nọ phải đưa người sang Việt Nam để học tiếng Việt ngõ hầu giải quyết những trường hợp ngôn ngữ bất đồng giữa cảnh sát và những người Việt phạm tội ăn cắp. Ở một số nơi đã xuất hiện những poster có nội dung cảnh cáo những người trộm cắp viết bằng tiếng Việt hăm là hình phạt sẽ rất nặng. Điều an ủi duy nhất là, vẫn theo bản tin của đài BBC, thành tích ăn cắp của người Việt ở Nhật vẫn còn thua Trung quốc.

Nhưng người ta phải đồng ý là không có một tấm poster cảnh cáo nào có nội dung độc địa (nhắm vào Việt Nam) như tấm ở đại học Matsuyama. Có thể nó cũng xuất hiện ở những nơi khác nữa chứ chẳng lẽ chỉ in ra vài tấm treo trong khuôn viên đại học thôi.

Người designer vẽ tấm poster đó rất khéo nhưng cũng rất đểu. Thay vì chỉ là mấy dòng chữ Việt cũng đủ để răn đe những người có toan tính bất lương, phạm pháp thì designer dùng ngay lá cờ và những hàng chữ Việt để đích danh nói thẳng với các công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chứ không hề nhắm vào các lao động đến từ Philippines, Indonesia, Hàn Quốc…

Lá cờ được ghép vào tấm poster nhưng không phải là một lá cờ tung bay ngạo nghễ trong gió, mà là một khoảng mầu đỏ loang lổ.

Sau hết, cái đểu của người vẽ tấm poster đó ghép vào tấm poster đó là câu mà nhà nước vẫn đem ra để bảo ban, dậy dỗ những người dân cùng khổ của Việt Nam : “LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG.”

Người design tấm poster rất đểu khi đem câu này ra để mỉa mai, rỉa rói, xỏ xiên nhà nước Việt Nam… Này mấy anh kia, cứ hô hào, cổ vũ cho chuyện lao động là vinh quang thì hãy cứ nhìn lại coi người dân của các anh có làm đúng theo lời cổ vũ của mấy anh không. Họ có thực tâm tin rằng lao động là vinh quang không? Hay những công dân khốn khổ của nước Việt Nam mà các anh xuất cảng đi làm nô lệ ở khắp mọi nơi (nhưng không thấm nhuần đạo đức Hồ chí Minh và những lời kêu gọi của các anh) chỉ là thứ hàng xuất cảng trây lười, chỉ biết trộm cắp sang nước Nhật của chúng tôi và làm bẩn, làm ô nhiễm đất nước của chúng tôi.

Tấm poster xuất hiện từ hồi cuối năm 2014 nhưng tới nay, đại sứ quán của nước ta vẫn chưa có bất cứ một phản ứng nào. Không có một công hàm phản đối gửi cho chính phủ Nhật đòi tháo gỡ những tấm biểu ngữ có nội dung lăng mạ người dân và đất nước Việt Nam.

Hay là chúng nó cũng đồng tình với những lời chửi cha chúng nó lên như vậy?

Đáng lẽ ra Bộ Ngoại Giao phải gọi đại sứ Nhật tới than phiền, đòi chính phủ Nhật phải ra lệnh cho thành phố Chiba dẹp bỏ, thu hồi những tấm poster đó và xin lỗi người Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng. Nhưng Bộ Ngoại Giao, sứ quán Việt Nam ở Tokyo không hề mở mồm, mặc cho người Việt và lá cờ (dơ dáy ấy) bị mặc tình bôi bẩn thêm.

Nhưng làm thế nào được, khi mà cả nước chúng nó toàn là một bầy trộm cướp, đạo tặc với nhau. Cứ tìm chữ kleptocracy (chế độ ăn cắp) trong Internet là lại thấy có tên Việt Nam ngay lập tức.

Cái danh dự của Việt Nam sau năm 1975 bị bọn chó dại ném xuống đất đen biết đến bao giờ mới gột rửa cho sạch đây!

nguồn: Nguoiviet.com

Tổng Tuyệt Thực toàn cầu cho Tù nhân Lương tâm Việt Nam

Phát biểu một dân oan:

Tổng Tuyệt Thực toàn cầu cho Tù nhân Lương tâm Việt Nam

(Tin RFA)

Tại Pháp, có khoảng 40 người tập hợp tại quảng trường nhân quyền Trocadero để tham gia toạ kháng và phát truyền đơn về việc Cộng sản Việt Nam vi phạm Nhân quyền

Tại Pháp, có khoảng 40 người tập hợp tại quảng trường nhân quyền Trocadero để tham gia toạ kháng và phát truyền đơn về việc Cộng sản Việt Nam vi phạm Nhân quyền

 Vào ngày 10 tháng 3 năm 2015, Mạng Lưới Bloggers cùng với hơn 20 tổ chức xã hội dân sự trong nước kết hợp với các tổ chức và cá nhân ở hải ngoại  đã phát động Chiến dịch Nhân quyền 2015. Giai đoạn 2 của chiến dịch này là phát động ngày Tổng Tuyệt Thực toàn cầu để đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Chiến địch được phát động trên toàn thế giới dưới các hình thức biểu tình toạ kháng, tuyệt thực ôn hoà, bất bạo động.Chiến dịch Nhân quyền 2015Chiến dịch Nhân quyền 2015 gồm có 4 giai đoạn.Thứ nhất, ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ chế Nhân Quyền Quốc Tế về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.Thứ hai : Tổ chức các cuộc toạ kháng, tuyệt thực, thắp nến toàn cầu để yêu cầu trả tự do cho tù nhân lương tâm.Thứ ba : vận động quốc tế, các chính quyền sở tạiThứ tư : giai đoạn cuối và cũng là đỉnh điểm của chiến dịch này là Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2015, kêu gọi mọi người mặc áo trắng xuống đường bày tỏ khát vọng và ý chí tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Độc Lập của đất nướcSau khi đã thu thập được hơn 50,000 chữ ký, chiến dịch bước vào giai đoạn 2 : Tổng Tuyêt thực toàn cầu dưới các hình thức thắp nến, toạ kháng hoặc tuyệt thực tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Từ trong nước ra đến hải ngoại tất cả đều được tổ chức vào cùng ngày  25/7 kéo dài đến ngày 26/7/2015.Cuộc vận động cho ngày Tổng Tuyệt Thực toàn cầu được  bắt đầu với trên 300 đại diện của 16 quốc gia . Những đại diện này sẽ vận động biểu tình toạ kháng hay tuyệt thực tại địa phương của mình.

Hình  ảnh cuộc tuyệt thực tại Washington DC ngày 25/7/2015
Hình ảnh cuộc tuyệt thực tại Washington DC ngày 25/7/2015

Auckland, Tân Tây LanTheo múi giờ quốc tế thì Auckland, Tân Tây Lan là một trong những thành phố khai pháo đầu tiên cho cuộc Tổng Tuyệt Thực toàn cầu . Mặc dù chỉ với khoảng 1000 người Việt và sống rất rải rác, số người tham gia 24 giờ tuyệt thực chỉ hơn 10 người , chị Hồng Nguyễn nói dù biết rằng sẽ không quy tụ được nhiều người tham gia, nhưng chị cũng đứng ra tổ chức vì 2 lý do:“Thứ nhất, chúng tôi có 2,3 người bạn như là mục sư Nguyễn Công Chính, mục sư Nguyễn Hồng Quang là những người đã bị đàn áp, bắt bớ, đánh đập, thì chúng tôi đứng lên để đòi hỏi sự tự do cho những người Tù Nhân Lương Tâm.Lý do thứ hai: tôi rất là mong muốn được góp phần của mình vào vấn đề dân chủ và nhân quyền cho đất nước Việt Nam mình”

Nhóm tuyệt thực tại Đức cũng kêu gọi nhà cầm quyền trao trả tự do vô điều kiện cho Tù Nhân Lương Tâm
Nhóm tuyệt thực tại Đức cũng kêu gọi nhà cầm quyền trao trả tự do vô điều kiện cho Tù Nhân Lương Tâm

Úc ChâuKế đó là Úc Châu, từ Melbourne, một Tuyệt thưc viên là anh Nguyễn Hưng Việt cho biết do trời lạnh vì lý do sức khoẻ nên nhiều người đã không thể tham gia trọn buổi. Có khoảng 40 người tham gia tại đền thờ quốc tổ. Tuy nhiên anh Hưng Việt nghĩ rằng sẽ đánh động được các tổ chức nhân quyền cũng như người dân địa phương khi những hình ảnh được tung ra sau khi buổi tuyệt thực chấm dứt, anh Nguyễn Hưng Việt cho biết:Số người ghi danh trên facebook là 15 người, nhưng khi tôi đến nơi thì ở đây đã có 40 người. Có đủ các giới: trẻ; già, trung niên. Nói chung tinh thần của đồng bào rất phấn khởi. Điều đáng chú ý là có những người tuổi cũng cao: 73, 80…và họ cũng quyết định tuyệt thực 24 tiếnganh Nguyễn Hưng Việt (Úc)“Số người ghi danh trên facebook là 15 người, nhưng khi tôi đến nơi thì ở đây đã có 40 người. Có đủ các giới: trẻ; già, trung niên. Nói chung tinh thần của đồng bào rất phấn khởi. Điều đáng chú ý là có những người tuổi cũng cao: 73, 80…và họ cũng quyết định tuyệt thực 24 tiếng.  Cũng có khoảng 10 thuyền nhân tầm trú ghi tên tuyệt thực.Nếu nói riêng Melbourne thì có thể kết quả chưa đánh động được chính quyền Úc nhưng kết quả chung của Tổng Tuyệt Thực toàn cầu thì tôi nghĩ rằng nó sẽ có ảnh hưởng. Tôi tin rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ nhận áp lực từ quốc tế sau cuộc tuyệt thực này  ”

Hình  ảnh cuộc tuyệt thực tại Quảng trường Vaclav, Praha - Cộng hoà Séc , ngày 25/7/2015
Hình ảnh cuộc tuyệt thực tại Quảng trường Vaclav, Praha – Cộng hoà Séc , ngày 25/7/2015

Việt NamRiêng tại Việt Nam , gần đến ngày Tổng Tuyệt Thực, hàng loạt  những người hoạt động nhân quyền , các bloggers, facebokers…. bị chốt quanh nhà, bị giấy mời làm việc, ngăn cấm đi lại…v.v…Tại Sài Gòn: tư gia của những người họat động xã hội hay bloggers như  Huỳnh Ngọc Chênh,  Nguyễn Trí Dũng, Nguyễn Hoàng Vi, Hoàng Dũng, Huỳnh Anh Tú…đều bị chốt hoặc bị theo dõi. Tuy nhiên sáng ngày 25/7  vẫn có khoảng 70 người tập hợp tại nhà thờ Dòng Chúa cứu thế, từ những người hoạt động nổi tiếng như nghệ sĩ Kim Chi, blogger Huynh Ngoc Chênh cho đến dân oan từ An Giang, Tây Ninh, đặc biệt có sự tham gia của một số sinh viên trường đại hoc Cần thơ, đại học Tôn Đức Thắng, đặc biệt hơn nữa, một blogger đang nằm nhà thương tại Bảo Lộc cũng xin xuất viện để về Sài Gòn  tuyệt thực.  Từ số 38, đường Kỳ Đồng, Anh Trần Bang cho biết:“Hôm nay Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cũng tham gia khá nhiều, tổng cộng tất cả những người tham gia tuyệt thực là gần 70 người. Hình thức là Tổng Tuyệt Thực, đồng hành cùng với các Tù Nhân Lương Tâm, kêu gọi nhà cầm quyền trao trả tự do vô điều kiện cho Tù Nhân Lương Tâm.
Sáng nay mọi người tập trung giao lưu, đến trưa thì có cha Thanh cùng tất cả đoàn tuyệt thực ra cầu nguyện trước hang Đức Mẹ, sau khi cầu nguyện xong thì mọi người lại về vị trí để ngồi tuyệt thực. Hoạt động là ôn hoà chứ không có làm gì cả, chủ yếu là tâm sự.

Hình ảnh cuộc tuyệt thực tại Sydney City Town Hall, Úc Châu, ngày 25 tháng 7, 2015
Hình ảnh cuộc tuyệt thực tại Sydney City Town Hall, Úc Châu, ngày 25 tháng 7, 2015

Đặc biệt có một anh tên là Vũ Kim Chi, anh này bị côn đồ đâm vào chân vì viết facebook. Từ trong bệnh viện, anh ấy nhận được thông tin về buổi Tổng Tuyệt Thực toàn cầu , anh ấy xin bác sĩ 12 giờ đêm hôm qua anh ấy từ Bảo Lộc anh ấy đi xuống Sài Gòn”Tại Nha Trang, trước ngày tuyệt thực các anh Trương Hoàng, Anh Phạm Văn Hải, Trường Thiện, Nguyễn Phi Tâm , chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,  đều nhận giấy mời đến công an phường Vĩnh Phước  để “làm rõ việc kêu gọi ‘Hưởng ứng ngày Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu tại Nha Trang'”. Nha Trang là nơi bị đàn áp nhiều nhất trong các cuộc tuyệt thực từ Nam ra Bắc.  Từ Nha Trang, nhà báo Võ văn Tạo kể lại:“Từ sáng đến giờ tôi quan sát thì có lẽ chỉ có Nha Trang là bị nặng nhất, bị khủng bố rất là dã man. Số lượng bloggers tham gia thì ít mà công an thì làm dữ dằn quá. Tức là sáng nay : Tâm, cô Hà và Mẹ Nấm , 3 người ra ngồi giống như ngồi thiền ở bãi biển, được ít phút là người ta đến người ta đàn áp ngay. Đặc biệt họ xông vào rất bất ngờ và họ tát phụ nữ, tức là cô Trương Hồng Anh bị tát choáng váng, blogger Mẹ Nấm thì bị tát xịt máu mũi ngay tại chổ một cách rất dữ dằn, rồi lôi lên xe, xé áo của phụ nữ.Còn mấy cậu thanh niên là Tâm , Thiện bị họ đánh, đấm, đá, thúc đầu vào ngực, vào bụng, dã man lắm, nhưng Tâm nhanh chân thì chạy thoát được . Lúc mà Hải đến chổ tập trung thì công an kè sát, vừa cảnh sát giao thông, vừa công an mật..v.v…kè sát, không cho Hải vào chổ đó để tập trung, rồi sau đó mọi người nhảy xuống khống chế Hải bắt đi đâu mất tiêu”

Hình ảnh cuộc tuyệt thực tại Phần Lan, ngày 25 tháng 7, 2015
Hình ảnh cuộc tuyệt thực tại Phần Lan, ngày 25 tháng 7, 2015

Tại nhà riêng ở Huế, linh mục Phan văn Lợi bị ném gạch đá và đồ bẩn vào nhà.Tại Hải Phòng, blogger Phạm Thanh Nghiên và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tuyệt thực tại nhà thì bị công an canh chừng từ  ngày 21/7.Tại Hà Nội: Công an chốt chặn tại nhà riêng của nhiều người hoạt động nhân quyền. Một số người bị triệu tập lên phường công an “làm việc”, hoặc bị  cấm đi khỏi nơi cư trú. Do đó phải chia làm nhiều nhóm để tuyệt thực . Nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ cho biết :Băng Nhân rất xúc động vì đây là lần đầu tiên trong 40 năm mà người Việt chúng ta lần đầu tiên đã đoàn kết với nhau để mà xuống đường cùng nói lên nguyện vộng về nhân quyền và đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho tất cả những Tù Nhân Lương Tâm ở Việt NamAnh Băng Nhân (Paris)“Có một số anh em tập trung vào thành từng nhóm để tham gia tuyệt thực hoặc có những anh em tham gia tại nhà, còn tôi thì tham gia với một số anh em ở Dương Nội như cháu Trịnh Bá Phương là con của chị Cấn thị Thêu, hoặc là chị Cấn thị Thêu vừa mới ra tù cũng tham gia luôn cuộc tuyệt thực này. Còn một số anh em thì bị canh chặn ở nhà rất nhiều thì tổ chức tuyệt thực ở nhà. Công viên Bách Thảo bị phong toả và mọi người không đến đó được thì mọi người chia từng nhóm hoặc mọi người tuyệt thực ở nhà. Riêng nhóm của mình có khoảng 10 người tuyên bố tuyệt thực 24 giờ để phản đối nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ Tù Nhân Lương Tâm. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tất cả những Tù Nhân Lương Tâm hiện đang bị giam giữ tại các trại tù”Paris, PhápTrở lai Âu châu, không khí dĩ nhiên là thoải mái và yên bình hơn nhiều. Tại Pháp, có khoảng 40 người tập hợp tại quảng trường nhân quyền Trocadero để tham gia toạ kháng và phát truyền đơn về việc Cộng sản Việt Nam vi phạm Nhân quyền cho khách du lịch. Sau 8 giờ tối sẽ đến một địa điểm khác để tiếp tục tuyệt thực. Anh Băng Nhân, 1 trong những người tổ chức tại Paris cho biết lý do anh tham gia cuôc Tổng Tuyệt Thực toàn cầu này :“Băng Nhân rất xúc động vì đây là lần đầu tiên trong 40 năm mà người Việt chúng ta lần đầu tiên đã đoàn kết với nhau để mà xuống đường cùng nói lên nguyện vộng về nhân quyền và đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho tất cả những Tù Nhân Lương Tâm ở Việt Nam. Băng Nhân rất là xúc động khi thấy người Việt trên toàn thế giới cùng xuống đường, cùng tham gia”Cộng hoà TiệpTại Cộng hoà Tiệp, cuộc biểu tình được bắt đầu từ 10 giờ sáng 25/7 đến 10 giờ sáng 26/7. Từ 10 giờ -16 giờ là cuộc toạ kháng tại công trường Vaclav (công trường con ngựa) , một nơi có nhiều du khách qua lại, Ban tổ chức trương biểu ngữ với logo chung cho ngày Tổng Tuyệt Thực toàn cầu  và phát danh sách 130 TNLT cho khách qua đường. Từ công trường Vaclav, cô Ngô Thuý Vân cho biết lý do tại sao cô tham gia cuộc biểu tình tuyệt thực này:“Cháu với tư cách là một người trẻ sinh ra sau này và chưa từng nếm qua những khó khăn mà các Tù Nhân Lương Tâm đã trải qua. Cháu nghĩ rằng cháu là một người trẻ và là một người Việt Nam thì cháu có trách nhiệm đấu tranh cho Nhân quyền cho Việt Nam. Cháu cảm thấy rất là vui vì cháu có thể đóng góp được 1 phàn nhỏ vào trong chương trình này và được cùng các cô, các chú, các bác tuyệt thực cho các Tù Nhân Lương Tâm ở Việt Nam “Trong tinh thần tất cả chúng ta là một, were are one, Nhóm Khởi xướng cho biết họ mong mỏi chiến dịch này là một nổ lực để  biến năm 2015 thành Năm của Kết hợp giữa những người Việt Nam trong nước, giữa những người Việt trong và ngoài nước với nhau; biến năm 2015 thành Năm Hành Động cho Việt Nam của tất cả mọi người quan tâm đến sự mất còn của đất nước.

Một số người bất đồng chính kiến ​​đã bị công an đánh đập và bắt giam trong Ngày Tổng Tuyệt Thực Toàn Cầu (25/07)

Jessica Ryan * Hanh Tran (Danlambao) dịch – Các cuộc tuyệt thực là một phần của phong trào ‘We Are One’ (Chúng Ta là Một) đã được tổ chức ở một số nước. Đây là một nỗ lực độc đáo để khiến thế giới quan tâm đến các tù nhân lương tâm tại Việt Nam, vì đây là lần đầu tiên sự kiện được thực hiện cùng một lúc ở trong và ngoài Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
sau khi bị bắt.
Mũi cô bị sưng sau khi
bị công an đánh. Ảnh: Private

Chúng tôi đã nói chuyện với blogger và nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về trải nghiệm của cô trong suốt cuộc tuyệt thực. Tháng 04/2015, cô được trao tặng danh hiệu ‘Người Bảo vệ Quyền Dân sự của Năm’. Nhưng cô ấy giải thích một cách khiêm tốn rằng giải thưởng không chỉ là của cô.
“Đó không chỉ là giải thưởng của tôi, mà còn là của các bạn bè của tôi, tất cả các thành viên của blogger Mạng Bloggers Việt Nam. Nhờ nó giúp tôi biết rằng từ nay về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam có cơ hội được biết đến rộng rãi bên ngoài.”
Bị đánh đập và bị bắt giữ
Cô Quỳnh là một trong năm người cùng nhóm đã tuyệt thực ở Nha Trang. Ngay từ lúc đầu họ đã bị công an tấn công và sau đó họ bị bắt giữ.
“Ngay khi chúng tôi mặc áo thun trắng ở Công viên Trần Phú trên bãi biển Nha Trang, năm công an đã tấn công chúng tôi. Hai bạn nam trong nhóm cũng bị đánh ngay trước mắt tôi. Bạn tôi, cô Hoàng Anh, bị họ đánh vào mắt và tôi bị đánh vào mũi. Sau đó tất cả chúng tôi bị giam tại đồn công an Lộc Thọ cho đến 9 giờ tối.”

Hoàng Anh
bị đánh sưng mắt. Ảnh: Private

Khi tôi hỏi cô ấy tại sao cảnh sát đã bắt giữ cô và các thành viên khác trong nhóm, cô nói họ luôn dùng Điều 258, 79 và 88 của Luật Hình sự VN.
“Chúng tôi gọi đó là ‘luật rừng’ của chính phủ VN. Nó có nghĩa là công an có thể làm bất cứ điều gì để không cho người dân phát biểu về tự do.”
Bạn bè trong tù
Một số bạn bè của Quỳnh là tù nhân lương tâm, vì vậy với cô đây là cuộc tranh đấu không chỉ vì các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, mà còn vì bạn bè của cô.
Đây không phải là lần đầu tiên cô bị chính phủ Việt Nam đàn áp.
“Nguyễn Ngọc Già, người có tên được viết trên T-shirt của tôi là một trong những blogger ẩn danh mà tôi ngưỡng mộ. Ông bị bắt vào tháng 12/2014 và cho tới nay chưa ai nhận được bất kỳ thông tin nào về ông ấy.” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sau khi được thả. Ảnh: Private
Đây không phải là lần đầu tiên cô Quỳnh đã bị công an đánh đập và giam giữ. Công an liên tục theo dõi cô, và có thể bắt cô bất cứ khi nào họ muốn. Cô đã bị bắt giữ năm lần trên đường đến sân bay để đi máy bay về Hà Nội. Cô làm gì ở đó? Cô muốn gặp gỡ nhân viên của các đại sứ quán và của các tổ chức khác. Công an bắt giam cô trong khoảng 10 tiếng đồng hồ rồi mới thả. Đây là cách công an VN thường dùng để đàn áp người bất đồng chính kiến ​​và các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam. “Tôi bị đánh đập ở Sài Gòn vào ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12/2013 với con trai nhỏ của tôi. Và đó là cú sốc đầu tiên tôi nhận được. Và nay là lần thứ ba cảnh sát dùng bạo lực để không cho tôi thể hiện quyền tự do ngôn luận của tôi.” 

HÀ KỲ LAM – CÂU CHUYỆN GIỮA TRỜI

Câu Chuyện Giữa Trời

Hà Kỳ Lam

Những tảng mây khổng lồ nhiều tầng, trắng như bông gòn, lơ lửng trong bầu trời xanh lơ qua cửa sổ máy bay, ở một tầm nhìn gần kề không thể có được từ mặt đất, đã thôi thúc ông hành khách già lôi chiếc máy ảnh Polaroid trong túi xách tay dưới chân ghế ngồi. Ông muốn ghi lại cảnh trí này. Mây chập chùng trải rộng thành một bề mặt mênh mông; và bao trùm lên nền mây khói ấy là một màu xanh phơn phớt của bức màn trời cong vút huyền ảo chụp xuống. Người nữ tiếp viên phi hành trong trang phục áo dài Việt Nam màu hồng nhạt vẫn đứng cạnh cửa sổ mải mê nhìn ra ngoài kia. Ô hay, tại sao phải chờ cô ta rời bỏ khung cửa. Ông Khanh, người khách già ấy, đưa máy ảnh lên ngắm và thu toàn bộ khung trời qua cửa sổ vào máy, cả khuôn mặt nhìn nghiêng của người con gái. Máy tự động đẩy tấm phim vừa ghi hình nhô qua khe phía trước, bên dưới khẩu kính của máy. Ông Khanh dùng tay phải kéo nốt tấm phim còn nguyên màu trắng đục, chưa có nét hình nào kịp hiện lên. Cô gái, như sực nhớ mình đã nhìn trời mây khá lâu, quay phắc lại, nhoẻn một nụ cười tươi nhưng ngượng ngập với ông khách rồi tiến về phía cuối máy bay. Hiển nhiên cô ta không hay biết gì về sự việc chụp ảnh kia.

Đường nét, màu sắc của cảnh trí từ từ hiện ra, lộ dần bức ảnh màu trong đó khuôn mặt người con gái và khoảng trời mây chưa rõ nét lắm. Rồi màu sắc bức ảnh đậm dần. Tươi thắm nhất là những khoảng trời xanh xuyên qua những cụm mây trắng. Ông Khanh vẫn cho rằng đặc điểm của ảnh chụp bằng máy Polaroid là màu da trời bao giờ cũng trung thực hơn các màu khác. Và cuối cùng là một bức ảnh tuyệt đẹp: màu áo hồng phơn phớt với mái tóc xõa che một phần gò má của một khuôn mặt thiếu nữ nhìn nghiêng, sống mũi cao thanh tú, hai bờ môi hé mở vì chú ý quan sát; bên kia khuôn mặt là khung cửa, rồi xa hơn, tít tắp giữa không trung là mây trắng từng mảng lớn trên nền trời xanh lơ. Bức ảnh làm ông cảm thấy cộm một cảm giác thân quen mơ hồ. Rồi ông nhớ lại cách đây lâu lắm, dễ đã mấy mươi năm, mình đã từng làm một công việc tương tự trên một chuyến bay từ miền Trung vào Sài Gòn. Quái, tại sao lại cũng chặn đường Đà Nẵng – Sài Gòn, lại cũng loại máy ảnh Polaroid, và cũng một khuôn mặt con gái ngắm trời mây như hôm nay. Cái trùng hợp sau cùng này còn lạ lùng hơn nữa. Ngày xưa, động lực khiến ông chụp vội bức ảnh là người con gái đang đứng bên khung cửa, và trời mây “vô tình” bị kéo theo vào bức ảnh – dĩ nhiên, tuổi trẻ không quan tâm đến cảnh vật bằng quan tâm đến con gái! Bây giờ thì ngược lại – vì tuổi già thì ngược lại với tuổi trẻ, trong một chừng mực nào đó. Người con gái “vô tình” quá, nên cực chẳng đã ông đã đem cô ta vào bức hình. Ngày đó ông đã tặng bức ảnh cho người con gái tiếp viên phi hành trong chiếc áo dài màu xanh da trời mà bây giờ ông không tài nào nhớ mặt. Chi tiết độc nhất ông còn nhớ là vẻ mặt rạng rỡ vì vui mừng của người con gái cùng lời cám ơn rất chân tình.

Ông Khanh cố nhớ lại cái quãng thời gian mình chụp bức hình năm xưa. Cái mốc giúp ông nhớ là thời điểm ông mua chiếc máy ảnh Polaroid: năm 1969. Và cái mốc để ông đóng khung ký ức mình vào niên đại kia lại đến từ những gốc rễ mối mớ của một không gian trong đó hiện về những con người cùng những sự việc bây giờ đã xa khơi. Rồi ông nhớ lại khá rõ ràng chuyến bay năm ấy, năm 1969, cất cánh từ Đà Nẵng, như hôm nay. Có một khác biệt nhỏ về chỗ ngồi. Hôm nay ông Khanh ngồi ở hàng ghế sát phòng lái, về phía tay phải, và cả dãy ghế chỉ có mỗi một mình ông – một chuyến bay thưa khách – còn ngày ấy ông ngồi ở hàng ghế thứ nhì, bên tay trái và hàng ghế đầu bỏ trống – lại cũng thưa khách. Người con gái trong chiếc áo dài xanh da trời của Hàng Không Việt Nam thuở đó đứng ở khung cửa sổ bên trái và nhìn ra ngoài về hướng mũi phi cơ. Ông Khanh đã chụp ảnh khuôn mặt nhìn nghiêng của người con gái ở góc độ hơi chếch từ phía sau. Người con gái trong chiếc áo dài phơn phớt hồng của Hàng Không Việt Nam hôm nay đứng ở khung cửa sổ bên phải và nhìn ra ngoài trời theo hướng ngược chiều bay của phi cơ. Ông Khanh vừa chụp ảnh người con gái ở góc độ nhìn nghiêng hơi chếch từ phía trước.

        Người con gái lúc nãy lại xuất hiện. Khi vừa bước đến ngang chỗ ông Khanh ngồi, đôi môi chợt hé mở như trong hình – vì đang chú ý quan sát – cô gái nhìn bức hình rồi thốt lên:

        – Ồ chú vừa chụp lúc nãy đấy à? Bức hình đẹp quá. Chú cho cháu mượn xem một tí nhé?

        Người khách trao bức ảnh cho cô gái. Cô nhìn chăm chú bức hình một lúc rồi trả nó lại cho ông Khanh, vẻ mặt bỗng hơi xa vắng:

        – Cháu thấy một sự trùng hợp lạ lùng, chú ơi. Mẹ cháu cũng có môt bức hình giống hệt. Để cháu lấy cho chú xem.

        Cô gái thoăn thoắt đi về phía đuôi máy bay. Ông Khanh nhìn theo, cảm thấy tim mình như đập sai nhịp. Hoài niệm trong trí mình và những lời cô gái vừa thốt ra giống như hai mảnh vỡ của cùng một viên đá, viên gạch của ký ức; đem chúng ráp lại sẽ trùng khít. Và biết đâu hai người con gái đứng ở hai cửa sổ đối diện, ở hai thời điểm cách nhau hai mươi bốn năm, và in hình trong ống kính máy ảnh ở hai góc nghịch đảo lại chẳng là hai thế hệ tiếp nối! Tự nhiên ông Khanh nghĩ thế,  dù ông chợt thấy ý nghĩ thật lãng mạn, viển vông. Cô gái trở lại với chiếc ví tay và lôi tấm ảnh nhỏ, cũ kỹ đưa ông Khanh xem. Một bức ảnh màu Polaroid, với màu sắc hơi phai, nhưng không có một vết nào làm vẩn mặt ảnh, một điều chứng tỏ sự gìn giữ kỹ lưỡng. Ông Khanh nhìn tấm ảnh, bàng hoàng. Không thể lầm được. Chính bức ảnh ông chụp cách đây hai mươi bốn năm. Cũng người con gái mặc chiếc áo màu xanh da trời đứng ở khung cửa sổ bên trái nhìn ra ngoài về hướng mũi phi cơ, cũng khuôn mặt được thu vào ống kính từ một góc độ hơi chếch từ phía sau. Bức hình trong ký ức ông Khanh và bức hình người con gái vừa đưa ra đã trùng nhau. Có điều là bức hình hiện tại đã mô tả rõ hơn chân dung người trong trí nhớ của ông. Mây trắng ngày xưa, con người ngày xưa với màu áo thiên thanh gieo vào lòng ông một tình cảm khó tả. Lật tấm ảnh lại, ông liếc vội nhóm số viết nắn nót với mục đen, một lối viết rất con gái, 16-9-69. Ông Khanh biết được một điều “mới”: đó là ngày của chuyến bay năm xưa. Ông thấy lòng bồi hồi, bâng khuâng. Ông mơ hồ thấy lại một mảng không gian của tuổi trẻ mình. Cô gái nhìn chăm chú ông khách trong khi ông này đang trầm ngâm với bức ảnh. Cô nghĩ chắc ông khách không ngờ lại có kẻ thứ hai làm cái công việc giống hệt như mình. Ông Khanh chợt hỏi:

        – Thì ra người này là mẹ của cô?

        Cô gái cảm thấy hơi ngỡ ngàng vì câu hỏi không được “thông thường” cho lắm. Tại sao lại “thì ra”, tại sao không là một câu hỏi thuần túy nghi vấn như cô đã chờ đợi, một câu đại khái như “mẹ cô trước kia có làm tiếp viên phi hành không?”, hoặc cùng lắm cũng là “người trong ảnh là mẹ cô?” và vân vân. Nhưng cô vội gạt bỏ ngay điều thắc mắc kia mà cô cho là vớ vẩn.

        – Dạ phải.

        Ông Khanh im lặng. Chuyện khó tin mà lại có thật. Làm thế nào sự tình cờ lại có thể xảy ra như trong mơ. Ông cầm hai tấm ảnh để kề nhau, hai tấm ảnh do ông chụp cách nhau hai mươi bốn năm – ảnh hai mẹ con cách nhau ngần ấy thời gian dù người con không nhất thiết phải hai mươi bốn tuổi. Cô gái nói tiếp:

        – Má cháu mất cách nay bảy năm rồi.

        Tự nhiên ông thấy buồn, một nỗi buồn không đâu, vì “cố nhân” trong ảnh không còn nữa. Ông Khanh hỏi:

– Chắc vì bệnh

– Vâng ạ

– Lại im lặng. Cô gái hỏi:

        – Chú thấy cảnh trí của hai bức ảnh giống nhau không?

        Bối rối, nhưng ông Khanh cũng bình tĩnh đáp:

        – Nó giống bức hình tôi vừa chụp quá, làm tôi ngạc nhiên.

– Thoạt nhìn cháu đã thấy nó giống ngay. Không ngờ mẹ cháu và cháu lại giao nhau trên cùng một chặn đường như thế này.

– Ông Khanh chưa vội xác nhận với cô gái mình là tác giả bức ảnh. Biết đâu đây chỉ là một sự trùng hợp kỳ lạ – một bức ảnh khác cũng giống như đúc là một điều rất hi hữu, nhưng cái việc từ xa nửa vòng trái đất về thăm quê nhà để cầm lại tấm ảnh ngày xưa mình chụp giữa tầng không là một tình cờ còn hi hữu hơn nữa kia. Ông hỏi thăm dò:

– Bức ảnh chắc là do một người bạn của má cô chụp?

– Theo mẹ cháu kể thì bức ảnh do một hành khách trên một chuyến bay chụp, trên lộ trình Đà Nẵng – Sài Gòn. Bức ảnh chụp tình cờ này rất vừa ý mẹ cháu. Mặc chiếc áo dài màu xanh của tiếp viên phi hành, đứng cạnh cửa sổ máy bay, nhìn ra không trung mây trắng vần vũ trong bầu trời bao la, bức hình đã nói lên được mộng ước và thỏa nguyện của mẹ cháu. Bà trân quí nó lắm.

        – Sau chuyến bay hai người có quen thân nhau không?

       Cô gái khẽ nghiêng nghiêng đầu nhìn ông Khanh và cười rất hóm hỉnh, lộ ra hai hàm răng trắng và đều:

        – Người hành khách tình cờ đó chẳng để lại một ấn tượng gì rõ rệt trong trí mẹ cháu; thậm chí mẹ cháu không biết tên, cũng không nhớ rõ khuôn mặt ông ta. Nhưng bà không quên ông ta mỗi khi nhìn bức hình. Ở nhà còn một tấm mà mẹ cháu đã cho chụp lại và rọi lớn ra.

        Ông Khanh lại hỏi một câu thăm dò khác:

        – Mẹ cô không biết gì về người khách ấy?

        – Mẹ cháu chỉ biết ông ta là một sĩ quan dù, căn cứ theo quân phục đang mặc. Mẹ cháu kể rằng lúc bà hỏi ông khách vì sao không đáp máy bay quân sự cho đỡ tốn tiền thì ông khách trả lời, “phải đi máy bay này mới chụp ảnh người đẹp được.”

        Đến đây thì ông Khanh không còn hồ nghi gì nữa. Ông không nhớ đã nói những gì với người con gái. Nhưng “sĩ quan dù” thì không trật đi đâu được. Ông tin mình đã nói mấy lời kia. Hơn ai hết, ông hiểu mình thời trai trẻ lắm: về ngôn từ thì luôn luôn “rộng rãi” với phái nữ. Ôi, một lời nói bình thường như trăm nghìn lời nói có tính cách phản xạ của một người con trai trước một người con gái, nhưng người đón nhận lời nói đã trang trọng nó trong ký ức. Người con gái nào lại không thích được khen đẹp. Ông Khanh chăm chú nghe. Mắt ông nhìn thẳng vào gương mặt xinh xắn có đôi mắt đen to và nụ cười lúc nào như cũng sẵn sàng nở trên đôi môi hay hé mở khi nghe chuyện hay khi nhìn người đối diện. Ông không dằn được nữa:

        – Tôi là tác giả bức hình này.

        – Sao cơ? Chú vừa nói gì? Chú đã chụp tấm ảnh này ngày xưa? Chú là người khách tình cờ kia?

Chú không đùa với cháu đấy chứ?

       – Tôi nói thật đấy. Nãy giờ những câu hỏi có vẻ bâng quơ của tôi là để kiểm chứng lại xem mình có lầm không. Những gì cô cho biết đều ăn khớp với những gì tôi đã làm. Thật tôi không ngờ có ngày mình còn nhìn lại được bức hình đã xa lắc xa lơ trong quên lãng…

        Giọng một xướng ngôn viên nữ báo máy bay “sắp vào không phận thành phố Hồ Chí Minh.” Cô gái nói:

        – Cháu phải đi làm việc. Tiếc quá, phải chi có thì giờ. Cháu muốn nói chuyện nhiều với chú.

        – Cũng như tôi chụp bức ảnh cho cô bây giờ, hồi đó tôi cũng không biết gì về mẹ cô cả.

        – Không chỉ hỏi chuyện về quãng đời nghề nghiệp của mẹ cháu; tự nhiên cháu thích cái lối của chú. Cháu tên Vân. Chú có bút không? Để cháu ghi số điện thoại của cháu.

        Ông Khanh bỗng thấy mình trẻ lại. Lòng tự ái đàn ông được vuốt ve vì câu nói có lẽ vô tư của một cô bé chỉ trạc tuổi con mình! Ông rút cây bút từ túi áo, trao cho cô gái. Ông trả bức ảnh cũ lại cho cô tiếp viên và, trong mối cảm tình nẩy sinh thoáng chốc, ông kèm theo tấm ảnh mới của mình:

        – Tặng cô để kỷ niệm một chuyến bay.

        Người con gái lộ vẻ vui mừng:

        – Cám ơn chú. Cháu không ngờ người chụp bức ảnh cho mẹ cháu hôm nay lại chụp cho cháu một tấm giống hệt như vậy.

        – Hy vọng sau này cô sẽ kể lại lai lịch bức ảnh cho các con của mình, như mẹ cô đã kể cho cô nghe về bức ảnh kia.

        Cô gái thoáng một vẻ cảm động, cười nhẹ, bước đi:

        – Dạ…

        Một nam tiếp viên vừa bước đến nhắc ông Khanh cài dây an toàn. Qua cửa sổ ông Khanh thấy những thửa ruộng loáng nước trải dài bên dưới. Ông lại nghĩ ngợi. Sự việc vừa xảy ra thật lạ lùng. Tình cờ, may rủi, định mệnh, vân vân, vốn là những gì con người vẫn gọi một khi không giải thích nổi những sự kiện khó hiểu trong đời sống. Ông Khanh cũng tin tình cờ, may rủi, hoặc định mệnh chi phối vạn vật, duy có điều những gì ông gặp cách đây hai mươi bốn năm lại đối xứng với những điều vừa xảy ra hôm nay làm ông càng thấy khó quan niệm nổi “luật” tình cờ của sự vật. Mẹ đối xứng với con, hai tấm ảnh polaroid đối xứng nhau qua hai khung cửa sổ, hai  chuyến bay trong hai xã hội đối xứng nhau, và chính ông đang đối xứng với ông của hai mươi bốn năm xưa! Thật ly kỳ, từng cặp sự vật lẫn sự việc đều đồng bộ với nhau, vì nếu không “cùng loại’ thì sự đối xứng đã không có.

        Bảo rằng mọi sự đều có nguyên ủy của nó là một lối nói mơ hồ. Một viên gạch rơi xuống vì chịu tác động của một lực nào đó. Một người bước đi vì cơ bắp được ý chí điều khiển. Nhưng làm sao giải thích tại sao bước chân đã xê dịch tấm thân người ấy đến vừa vặn điểm giao nhau với viên gạch đang rơi từ trên cao độ ba mươi thước, gây nên cái chết bất đắc kỳ tử của một thiếu nữ tên Trang, nhân vật trong một truyện của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn? Ngày xưa ông Khanh chụp bức ảnh người thiếu nữ đứng bên cửa sổ máy bay vì cảnh trí ấy quyến rũ ông. Ngày nay cảnh trí ấy lại hiện ra, niềm ham thích, niêm say mê cảnh trời mây trắng bên khung cửa vẫn chưa bị thời gian đào thải, và ông đã làm lại cái công việc xưa cũ. Nhưng còn đối tượng trong hình, và bao nhiêu yếu tố khác xoay quanh tấm ảnh bây giờ, làm sao giải thích được sự đan bện, tròng tréo giữa chúng với nhau. Với sự kiện đơn lẻ thường dễ hiểu nguyên ủy. Nhưng những sự kiện đơn lẻ ấy tập họp lại để làm nên những sự việc, những biến cố của đời sống, ai có thể giải thích được lý do quần tụ của chúng? Chúng quần tụ do ngẫu nhiên? Vâng. Nhưng ngẫu nhiên là gì? Nó có nguyên lý, định luật của nó không? Hình như chưa có nhà luận lý học nào giải đáp thỏa đáng cho chúng ta. Hay chúng quần tụ do một bàn tay siêu nhiên nào sắp đặt? Máy bay vừa chạm đất, làm sàn phi cơ khẽ rung theo đường lăn bánh, cắt đứt giòng suy nghĩ của ông Khanh. Hành khách lao xao chuẩn bị rời ghế. Máy bay dừng hẳn, ông Khanh đứng dậy, nối đuôi theo giòng người tiến ra cửa. Các tiếp viên phi hành đứng thành hàng dọc lối ra để tiễn khách. Đi ngang qua trước mặt cô con gái của “cố nhân”, ông Khanh chỉ kịp mỉm cười từ giã, trong khi bên tai nghe một câu nói khẽ, “cám ơn chú về bức ảnh.” Người hành khách già lững thững bước xuống cầu thang phi cơ, thấy lòng mình không tẻ nhạt như mọi lần; hình như ông vừa có một niềm vui nho nhỏ. “Tự nhiên cháu thích cái lối của chú.”

Hà Kỳ Lam

nguồn: diendantheky.net

Hỏi ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng 4 T

Hỏi ông Nguyễn Bắc Son, bộ trưởng bộ 4T: nói thế này là nói xấu hay nói thật?

 nguồn: Dân Làm Báo

Bóng Tối không nhốt được Ánh Sáng

MỘT CÔ GÁI TRUNG HOA ĐOẠT GIẢI HOA HẬU CANADA VÀ CHUYỆN NHÂN QUYỀN
 
Nguyễn Hoàng Thanh Tâm
 
alt
 

Anastasia Lin đến từ thành phố Toronto đã được trao vương miện Hoa hậu Thế giới Canada 2015 trong không gian lộng lẫy của đêm gala trao giải diễn ra vào tối Thứ Bảy (16/5). Đồng thời cô sẽ đại diện cho Canada tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2015 được tổ chức vào cuối năm nay.

nhan quyen, Hoa hậu Thế giới Canada, Bài chọn lọc, Anastasia Lin,  
Bộ phim “Vượt lên số phận” (Beyond Destiny, 2010) đã giúp cô gặt hái được hai giải thưởng lớn là giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Mexico và giải thưởng về phẩm hạnh tại Liên hoan phim độc lập California. Trong sự nghiệp người mẫu, cô cũng đã tự tin sải bước trên các sàn catwalk cho gần như tất cả các hãng thời trang uy tín từ New York đến Toronto, bao gồm cả New York Fashion.

nhan quyen, Hoa hậu Thế giới Canada, Bài chọn lọc, Anastasia Lin,

Poster phim “Vượt lên số phận” (Beyond Destiny, 2010) do Lin đóng vai chính. (Ảnh: Facebook)
Ngoài vai trò người mẫu, diễn viên, Lin cũng là một nhà hoạt động nhân quyền. Năm 2011, Lin là một trong 11 đại biểu được gặp Bộ trưởng Đối Ngoại là ông John Baird tại Văn Phòng Tự Do Tín Ngưỡng Canada. Phương châm sống của cô là “Sắc đẹp đi cùng lí tưởng“.

nhan quyen, Hoa hậu Thế giới Canada, Bài chọn lọc, Anastasia Lin,

Phương châm sống của cô là “Sắc đẹp đi cùng lý tưởng”.
Hiện Anastasia Lin đang tích cực tham gia cuộc vận động bảo vệ nhân quyền và hứa hẹn sẽ tiếp tục làm việc tại Canada để ủng hộ cho nền tự do tín ngưỡng. Cô trở thành một đại sứ của dự án “Cất lên tiếng nói thay cho những người không thể nói”.

nhan quyen, Hoa hậu Thế giới Canada, Bài chọn lọc, Anastasia Lin,

Ngoài vai trò người mẫu, diễn viên, Lin cũng là một nhà hoạt động nhân quyền. (Ảnh Epoch Times)
Ở Canada, hiện Lin là ngôi sao sáng giá cho các vai diễn trong phim về nhân quyền. Gần đây tên tuổi cô thu hút rất nhiều sự quan tâm khi tham gia đóng vai chính trong một bộ phim nói về một nữ học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, bị bỏ tù bất hợp pháp vì tín ngưỡng của mình.

hoa hau lin 3

 Anastasia Lin đóng vai chính trong bộ phim nói về một nữ học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, bị bỏ tù bất hợp pháp vì tín ngưỡng của mình.

Trong một đoạn video được công bố để ứng cử cho mình, Lin giải thích lý do cho việc vận động nhân quyền của mình: “Tôi đến Canada khi 13 tuổi và phát hiện ra giá trị đích thực của tự do ở nơi đây. Tôi cảm thấy rất vinh dự khi là người dân Canada và tận hưởng những quyền tự do mà nhiều người đang bị tước đoạt ở những nơi khác trên thế giới”. (nguồn: tinhhoa.net)

Tin tức về Anatasia Lin đoạt giải Miss World Canada 2015 loan truyền nhanh chóng về tận quê nhà, tỉnh Hunan, Trung Quốc, nơi cha của cô đang sinh sống. Mọi người ào ạt đến chia vui, chúc mừng.

Lo sợ trước sự an nguy cá nhân cũng như cho công việc làm ăn của mình, người cha kêu con gái hãy ngừng các hoạt động nhân quyền, nếu không thì coi như cha con không còn nhìn mặt nhau nữa.

Việc Trung Cộng hạch sách và đe doạ gia đình thân nhân những người đi đấu tranh cho dân chủ hay nhân quyền là chuyện không lạ gì với giới đấu tranh tại Việt Nam.

 
Với Anatasia Lin, nhiều người hỏi tại sao cô không nghe lời cha mình, cô nói “nếu tôi chịu khuất phục trước những lời đe doạ, thì tôi đang đồng loã trước những vi phạm nhân quyền đang tiếp tục xãy ra. Nếu tôi và nhiều người khác chịu im lặng thì Đảng Cộng Sản sẽ tiếp tục chà đạp người dân mà không sợ phải chịu hậu quả.”
 
“Để đạt được sự thay đổi tích cực trên thế giới đòi hỏi nhiều hy sinh và rủi ro. Đã có hàng triệu người dân Trung Quốc can đảm hơn tôi nhiều, họ đã chấp nhận rủi ro, đã chịu tù đày, tra tấn hay tệ hại hơn thế. Việc chúng ta giữ vững lập trường và giá trị [đấu tranh] là một cách vinh danh những hy sinh của họ.”
 
Cô đã đau nhói khi nhận được tin nhắn của cha, bảo cô hãy im lặng, đừng nói gì, đừng làm gì nữa. Lo cho cha, nhưng Anatasia có cái nhìn khác: “Sự im lặng sẽ không bảo vệ được cho cha tôi. Và cho dù cha tôi có không hiểu hay không chấp nhận, thì tôi vẫn tin rằng vì sự lên tiếng của mình cha tôi sẽ được an toàn khi được những ánh sáng quốc tế soi rọi hơn là phải nằm im trong bóng tối của cường quyền. Tự do sẽ đến khi chúng ta quyết dẹp bỏ cường quyền và dám đối đầu với những ai muốn duy trì nó.”
 
Nguyễn Hoàng Thanh Tâm
Bóng Tối không nhốt được Ánh Sáng
 
Từ màn đêm mênh mông này chúng tôi đứng dậy 
Đứng dậy trên cái bóng cô đơn của mẹ VN
(Chúng tôi đưa mặt trời lên quê mẹ – Hương Giang)
 
Khi thực dân Pháp xử tử 13 chí sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Yên Bái, người Pháp đã rúng động trước sự dũng cảm và tinh thần ái quốc của tuổi trẻ VN. Mười ba người anh hùng trở thành bất tử ngay phút giây tiếng hô “Việt Nam vạn tuế” của họ vang lên dưới lưỡi máy chém của kẻ xâm lược. Khi CSVN ra lịnh bắt cóc và tống giam một loạt 14 thanh niên yêu nước, dù ngỡ ngàng tôi vẫn nhìn thấy ánh sáng của hy vọng từ những người trẻ này trong cái màn đêm mênh mông của đất nước mình! Chắc chắn con số 14 chỉ là con số chúng ta nhìn thấy được.
Tôi vẫn tin rằng người ta khó có thể giam nhốt được ánh sáng. Quả vậy, từ ấy đến nay nó vẫn toả ra từ song sắt các trại tù, từ thái độ và cách hành xử của các thanh niên ấy, điển hình là các anh Trần Minh Nhật, Trần Hữu Đức, Paulus Lê Sơn v.v…
 
Việt Nam không khác các thể chế độc tài khác, đã từ lâu khủng bố bao trùm lên tâm trí con người, lên toàn xã hội. Nó được áp giải bởi những bản án phủ xuống đầu những người lương thiện và vô tội. Năm 2013, mười bốn thanh niên ưu tú của đất nước đã phải gánh chịu một bản án được coi là “vụ án lật đổ chính quyền” lớn nhất vào thời điểm đó. Trong bài viết này, tôi đặc biệt muốn nhắc đến ba thanh niên bị lãnh án nặng nhất.
 
Inline image
Nguyễn Đặng Minh Mẫn
 
Nguyễn Đặng Minh Mẫn là một thiếu nữ trong ba người ấy. Nếu sự can trường của nàng chủ Thánh Thiên ngày xưa đã khiến cho hào kiệt ba xứ Hải Đông phải tìm về quy phục, thì chúng ta cũng tìm thấy sự can trường ấy ở Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Là một thiếu nữ nhỏ nhắn, nhưng cô đã khiến cho quản giáo và bạn tù suốt nhiều dãy phòng của trại giam B34 phải nể phục. Sau 40 năm, nhiều người VN đã quên mất rằng mình đang đứng trên cái di sản bất khuất của lịch sử. Nguyễn Đặng Minh Mẫn không quên điều đó, và chính điều này đã khiến cô trở thành “một người khổng lồ” để những người khác có thể dựa vai. Từ tháng 9/2013 đến nay, biết bao nhiêu lần bị biệt giam vẫn không khuất phục nổi người thiếu nữ nhỏ nhắn, nhu mì, nhưng bất khuất đó.
Học làm nghề thẩm mỹ, nhưng Minh Mẫn còn là một ký giả nhiếp ảnh cổ võ cho công bằng xã hội và nhân quyền. Cô đã đi đến tận những nơi có bất ổn xã hội, hay những cuộc biểu tình chống Trung Cộng để chụp hình đăng tải trên mạng, tạo chú ý cho các sự kiện này. Gia đình tổng cộng có 4 người thì hết cả ba đã bị bắt và bị kết tội với điều 79 bộ luật hình sự “âm mưu lật đổ chính quyền”: bản thân cô, anh trai và người mẹ.
Thoạt nghe đến vụ án, tôi nghĩ ngay đến hai người phụ nữ VN trong gia đình ấy. Chắc hẳn ngày xưa, trong những câu ru của người mẹ không đơn thuần chỉ có những cánh cò cánh vạc.
Một lần, quản giáo trại giam bắt được hàng chữ Minh Mẫn viết cho mẹ trên cái bo cơm. Biết mẹ đang bị giam trên lầu, và với cái ước mong – một lần nào đó cái bo cơm sẽ mang được nỗi thương nhớ đến mẹ, cô viết : “Bé Ty nhớ má wá” (bé Ty là tên ở nhà của cô). Minh Mẫn bị lệnh biệt giam 15 ngày. Hết hạn, quản giáo buộc cô phải viết đơn xin tha. Minh Mẫn không đồng ý vì cho rằng họ tuỳ tiện bắt giam thì phải tự ý thả, cô nhất quyết không làm đơn xin. Lần lữa đến hết một tháng ròng, quản giáo cuối cùng đành phải thả cô ra.
Án của người thiếu nữ kiên cường này là 8 năm tù giam và ba năm quản chế. Cô hiện đang bị buộc phải lao động cực nhọc tại Trại Số 5, Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Vào ngày 13 tháng 4 vừa qua, theo gia đình cô cho biết Minh Mẫn lại bị kỷ luật, không được nhận thăm nuôi và thăm gặp gia đình. Cô bị biệt giam một lần nữa vì đã phản kháng lại các cán bộ trại giam.
 
Phero Hồ Đức Hòa
Phero Hồ Đức Hòa
 
Người thứ hai là anh Phero Hồ Đức Hòa, một người con thuộc Giáo xứ Yên Hòa – hạt Thuận Nghĩa – Giáo phận Vinh. Những ai biết đến Hồ Đức Hoà đều rất mực quý mến và tôn trọng nhân cách của anh. Đó là một người sống cho tha nhân, người hiểu được khổ nạn và hạnh phúc khi vác thập tự trên đôi vai của mình. Là một cử nhân quản trị doanh nghiệp, cử nhân tài chính, kế toán, anh sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ Anh, Pháp và là giám đốc công ty chứng khoán Trần Đình.
Ngày Hồ Đức Hoà sống ở Giáo xứ Yên Đại – Giáo hạt Cầu Rầm – Giáo phận Vinh, tệ nạn hút chích tràn lan mà chính quyền sở tại gần như phải bó tay. Anh đã không ngại nguy nan, không màng dị nghị, không phân biệt sang hèn, lao vào giúp đỡ những thanh niên cơ nhỡ cai nghiện. Anh đứng ra tự lực tìm cách đưa các thanh niên này về quê để cách ly họ khỏi môi trường cám dỗ gây tái nghiện. Đặc biệt đối với Trung tâm Khuyết Tật 19-3, anh đã cống hiến hết khả năng, công sức, để gây quỹ xây dựng mới cơ sở, gây quỹ học bổng và quỹ ẩm thực cho các em khuyết tật tại Trung tâm được ăn học như các em khác ở bên ngoài.
Ngay khi còn là sinh viên, Hồ Đức Hoà đã tự nguyện dạy kèm miễn phí cho các em học sinh cấp 2 và cấp 3 ở gần nơi anh trọ học. Vào những kỳ hè, anh đứng ra sắp xếp kêu gọi các anh chị em sinh viên cùng về quê dạy hè. Mục đích là giúp các em học sinh ở quê hệ thống lại kiến thức văn hóa; đồng thời, ôn tập các bài học giáo lý và đạo đức sống với một tinh thần cộng đồng trong sáng và lành mạnh. Anh đã từng tham vấn và trực tiếp hoạt động trong các đề án Andervar cho các vùng nông thôn sâu xa, đặc biệt về các kế hoạch dự án nước sạch. Với tổ chức Hữu nghị Công Giáo Việt Nam -Tây Ban Nha, anh đã tận tụy hỗ trợ nhiều địa phương thực hiện các hệ thống điện-đường-trường-trạm. Anh còn là người đồng sáng lập ra “quỹ phát triển con người” để giúp đỡ các em sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, và phát xe lăn cho những người bị tật nguyền.
Dù đã gần 40 tuổi, Hồ Đức Hoà vẫn còn độc thân. Khi những em sinh viên hỏi đùa anh về chuyện lập gia đình, anh tâm sự: “Giáo hội và xã hội đang cần anh, sao anh bỏ mà đi lập gia đình được, lập gia đình rồi sẽ khó làm việc hơn đó các em ạ”. Hồ Đức Hoà là một người anh lớn, một tấm gương sáng cho cộng đồng và các thế hệ tương lai. Trong một bài viết về anh, một em ở Trung Tâm Khuyết Tật 19-3 đã viết như sau: “Anh Hòa ơi, chúng em đang cần anh, và trong lúc đợi anh về thì đang nhắc nhau về những tấm gương sáng của anh cho cả nhóm”.
Vào 16 giờ chiều ngày 9/1/2013, toà án Nghệ An đã tuyên án anh và anh Đặng Xuân Diệu hai bản án nặng nhất: 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.
 
Phanxico Xavie Đặng Xuân Diệu
Phanxico Xavie Đặng Xuân Diệu
 
Anh Phanxico Xavie Đặng Xuân Diệu là một kỹ sư xây dựng, tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng. Là một giáo dân thuần thành của giáo phận Vinh, Đặng Xuân Diệu còn là thành viên và phó nhóm Bảo Vệ Sự Sống Jean Paul II. Anh đã từng tham gia ký tên chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên, biểu tình kêu gọi thả Ts Cù Huy Hà Vũ, biểu tình chống TQ xâm lược… Anh cũng góp sức rất nhiều vào những công tác xã hội như vận động cứu trợ nạn nhân bão lụt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, vận động giúp xe lăn cho những bà con khuyết tật, vận động học bổng cho các em học sinh nghèo…
Tháng 9/2014 gia đình và bạn bè đã bàng hoàng khi nhận được tin do những đấu tranh quyết liệt trong tù, Đặng Xuân Diệu đã bị bạo hành và ngược đãi tàn tệ. Có lúc sợ sức mình không vượt qua được, Đặng Xuân Diệu đã gởi lời trăn trối đến người mẹ già thân yêu đang mòn mỏi đợi chờ!
 
Theo người bạn tù Trương Minh Tam, điều làm anh khâm phục nhất là ý chí kiên cường đấu tranh vì quyền lợi cho các tù nhân khác của anh Đặng Xuân Diệu. Khi anh Diệu vào buồng giam kỷ luật, tù nhân ở đây không được đánh răng, rửa mặt, … Đi vệ sinh họ không có giấy để lau chùi, toàn bộ chất thải của họ để sát bên cạnh và họ phải sống chung với nó suốt mười ngày. Họ phải hít thở trong một bầu không khí ô nhiễm. Hằng ngày, các cán bộ trại giam đưa thức ăn và chút nước rất bẩn thỉu để họ uống. Bên cạnh đó, tù nhân ở đây cũng không được đọc báo, không được xem tivi, không được thăm gặp gia đình. Khi biết điều này, anh Diệu đã tuyệt thực 10 ngày dù phải ở trong điều kiện khắc khổ của buồng kỷ luật. Anh đã làm đơn yêu cầu trại giam phải huỷ bỏ ngay những biện pháp đối xử với con người không bằng một con vật. Sau đó, trại giam đã chấp nhận ý kiến đề xuất của anh và nới lỏng cho anh em tù trong một số vấn đề như: mỗi ngày anh em được đánh răng và rửa mặt; vào mùa hè khi nóng quá có thể lấy khăn mặt lau qua người và làm như vậy hai lần trong một ngày.
 
Đặng Xuân Diệu không cho mình là một tù nhân, ngay từ ngày nhập trại anh đã không chịu mặc áo tù. Anh cương quyết đấu tranh cho lẽ phải dù có bị nhục mạ, đánh đập. Những điều anh nhắn với mẹ già qua anh Trương Minh Tam đã tỏ rõ ý chí của anh: “Con xin lỗi Mẹ, là người con út trong nhà, Cha mất sớm, hơn 30 năm nay, Mẹ mang trọng bệnh, gia cảnh thì không có gì, đáng ra con phải chu toàn nghĩa vụ làm con, nhưng Đất nước còn lắm nhiễu nhương, Con đã chọn con đường dấn thân cho Dân Tộc cho Tổ Quốc và bị cầm tù vì đi ngược với quan điểm của nhà cầm quyền. Con tin rằng một ngày không xa nữa con sẽ được về cùng Mẹ, Mẹ cố gắng giữ gìn sức khỏe, chờ tin vui, cầu nguyện cho Con nhiều, Con cũng luôn cầu nguyện cho Mẹ và chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau Mẹ nhé”.
 
Anh cùng với anh Hồ Đức Hoà bị khép tội là những người cầm đầu. Quả thật, các anh xứng đáng là con chim đầu đàn của thế hệ hôm nay. Sự quyết tâm chấp nhận đớn đau, tủi nhục và thậm chí là mất cả mạng sống để đất nước và các thế hệ tương lai có cơ hội được làm Người. Các anh chính là điều mà lãnh đạo cộng sản e sợ. Họ sợ thứ ánh sáng lan toả từ những thanh niên bất khuất này nên giam nhốt và đày đoạ họ bằng những năm dài tù tội; với chủ đích đánh xập tinh thần bất khuất của cả người trong lẫn người ngoài tù !?
 
Tuy nhiên tiếp nối họ, người ta nhìn thấy những người trẻ đang góp mặt càng ngày càng đông trong những cuộc xuống đường đòi quyền bảo vệ lãnh thổ, đòi tự do, nhân quyền; bất chấp những đánh đập tàn bạo càng lúc càng gia tăng. Nhìn Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến… chúng ta có quyền tin rằng ngoài kia đang có hàng ngàn những bước chân đồng đội của Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Hồ Đức Hoà và Đặng Xuân Diệu.
 
 
© Đàn Chim Việt