Vũ Thất

Bảo Bình 1

Monthly Archives: Tháng Ba 2016

Biển Đông: Vấn đề ‘sống còn’ đối với ĐCS Trung Quốc

30/4: Đừng bao giờ quên:

Biển Đông: Vấn đề ‘sống còn’ đối với ĐCS Trung Quốc

 
Biên dịch: Lê Hồng Hiệp
Vấn đề Biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề nơi mà các thông số cho sự cạnh tranh và lợi ích của Mỹ – Trung được xác định rõ ràng nhất. Từ đó, các nước Đông Nam Á sẽ rút ra kết luận cho riêng mình về quyết tâm của Mỹ và ý định của Trung Quốc đối với khu vực, nhà ngoại giao kỳ cựu Bilahari Kausikan (ảnh) của Singapore ngày hôm qua cho hay.
Phát biểu trong bài thứ ba trong số năm bài giảng tại Viện Nghiên cứu Chính sách (IPS), ông Kausikan lưu ý rằng tầm quan trọng của Biển Đông đối với Trung Quốc lớn hơn so với Mỹ do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng vấn đề này nhằm biện minh cho tính chính danh của mình dựa trên lịch sử.
“Nếu tôi đúng khi cho rằng vấn đề Biển Đông cuối cùng có liên quan đến tính chính danh trong sự cai trị của ĐCSTQ, thì đó là một vấn đề sống còn đối với Trung Quốc,” ông nói và lưu ý rằng Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn trong việc thực thi những gì nước này coi là quyền quốc nội của mình trong các vùng biển tranh chấp những năm gần đây, bao gồm một chương trình đầy tham vọng về cải tạo đảo, triển khai các khí tài quân sự và chiến thuật gây áp lực cao của các nhà ngoại giao nước này trong quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Trái lại, Washington xác định lợi ích của mình trên khía cạnh giữ gìn luật pháp quốc tế và tự do hàng hải, nhưng đây không phải là một thứ mà “Mỹ phải bảo vệ bằng mọi giá”. Do Mỹ không phải là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, có thể Mỹ chỉ duy trì quyền tự do hàng hải dựa trên tính toán cụ thể về lợi ích quốc gia của mình và không coi đó là một nghĩa vụ mà nước này buộc phải tôn trọng, ông nói thêm.
“Dù các đảo nhân tạo (được xây dựng bởi Trung Quốc ở Biển Đông) là không quan trọng xét về mặt quân sự, nhưng chúng là một lời nhắc nhở mạnh mẽ đối với ASEAN rằng Trung Quốc là một thực tế địa lý trong khi sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông chỉ là hệ quả của một tính toán địa chính trị. Đây là một ý tưởng mà Trung Quốc không bao giờ ngừng giao rắc theo những cách tinh tế hoặc trực tiếp”, ông Kausikan nói, ám chỉ tới (thái độ của Trung Quốc với) Hiệp hội của 10 nước thành viên Đông Nam Á.
Ông lưu ý rằng Trung Quốc thường xuyên cố gắng gây áp lực lên các thành viên ASEAN để họ không đưa vấn đề Biển Đông vào các diễn đàn hay không ủng hộ các nước khác làm như vậy. Các tiến bộ trong việc thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và các nước ASEAN trên các vùng biển tranh chấp đã bị đóng băng bởi các nhà ngoại giao Trung Quốc thường xuyên lấy cuộc đàm phán làm con tin nhằm kiềm chế ASEAN không được làm những việc phật lòng Bắc Kinh.
Các nước ASEAN đã bắt đầu kháng cự lại sự quyết đoán đó của Trung Quốc và Bắc Kinh cũng nhận thức được rằng những hành động của nước này đã dẫn đến một sự thiếu tin tưởng, ông lưu ý.
Tuy nhiên, bất cứ chi phí nào trong mối quan hệ với ASEAN mà Trung Quốc có thể phải trả cho sự quyết đoán của mình ở Biển Đông có thể được Bắc Kinh coi là không đến mức không thể chịu được nếu so với lợi ích bị đe dọa của họ, và điều này liên quan đến việc Trung Quốc sử dụng lịch sử nhằm tăng tính chính danh cho ĐCSTQ và biện minh cho các tuyên bố chủ quyền của mình.
“Trong suốt thế kỷ qua, tính chính danh của bất kỳ chính phủ Trung Quốc nào cũng phụ thuộc vào khả năng của họ trong việc bảo vệ chủ quyền và bảo vệ biên giới của Trung Quốc.”
Ông cũng lưu ý rằng Trung Quốc đang trong quá trình chuyển mình thành một cường quốc hải dương và “có lẽ không thể tránh khỏi việc một cán cân hải quân cân bằng hơn” giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ hình thành. “Khi điều này xảy ra, chúng ta không nên giả định rằng mô thức hoạt động (modus vivendi) mà họ rốt cuộc có thể đạt được ở Đông Nam Á nhất thiết phải phù hợp với lợi ích của ASEAN bởi có một sự không đối xứng cơ bản giữa lợi ích của Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông,” ông nói.
Ông giải thích rằng dù đối phó với cạnh tranh Mỹ-Trung là khó khăn, nhưng nó vẫn để ngỏ khả năng cho các nước nhỏ hơn có thể vận động.
“Đối phó với một thỏa hiệp Mỹ-Trung có thể còn khó chịu hơn. Sẽ có ít dư địa (cho các nước khác) vận động, và khi các cường quốc lớn đạt được một thỏa thuận họ thường cố gắng làm cho các nước nhỏ hơn phải trả giá (cho sự thỏa hiệp đó).”
Khả năng Mỹ-Trung thông đồng không phải là một ảo tưởng, ông nói thêm, và ông lấy dẫn chứng là việc tại Hội nghị quốc tế về vấn đề Campuchia tổ chức tại Liên Hiệp Quốc vào năm 1981, Mỹ đã đứng về phía Trung Quốc để đối chọi với ASEAN trong câu hỏi Khmer Đỏ có nên được quay lại nắm quyền hay không sau khi Việt Nam rút quân.
“ASEAN muốn tổ chức bầu cử nhưng Mỹ lại ủng hộ sự quay lại của một chế độ diệt chủng. Bạn có thể tưởng tượng được rằng Mỹ đã từng ủng hộ diệt chủng trên thực tế?”, ông nói và thêm rằng Hoa Kỳ vào thời điểm đó đã coi quan hệ với Trung Quốc là vì lợi ích tối cao của Mỹ và thậm chí còn đe dọa Singapore rằng sẽ có “máu đổ trên sàn nhà” nếu Singapore không thay đổi lập trường của mình.
“Tôi hy vọng Mỹ hiểu rằng sự quan ngại như vậy vẫn ẩn nấp quanh đây bên dưới bề mặt ở khu vực Đông Á, nơi những ký ức được gìn giữ lâu dài,” ông nói.
Quay sang ASEAN, ông Kausikan lưu ý rằng tổ chức này đã cung cấp một cơ chế cho các nước trong khu vực nhằm quản lý áp lực bên ngoài và đảm bảo một cảm giác gắn kết giữa các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, sự đa dạng của Đông Nam Á làm cho hợp tác khu vực vừa cần thiết vừa khó có thể đạt được.
“Sự đa dạng chính của Đông Nam Á nằm ở sự khác biệt bên trong về chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, qua đó xác định bản sắc cốt lõi và định hình nền chính trị nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN. Những khác biệt này chắc chắn tác động tới tính toán của họ về lợi ích quốc gia và quan hệ quốc tế. Thật khó để tưởng tượng được rằng các yếu tố nguyên thủy đó sẽ bị xóa bỏ.”
ASEAN do đó phải làm việc bằng sự đồng thuận, ông nói, do bất kỳ cơ chế ra quyết định nào khác sẽ có “nguy cơ gây đổ vỡ với hậu quả khó lường”.
Tuy nhiên, một nhược điểm của việc hoạt động dựa trên đồng thuận “là xu hướng không may trong việc ưu tiên hình thức so với thực chất vốn thường xuyên biến thành sự ảo tưởng và thiếu thực tế,” ông nói và thêm rằng không vấn đề nào thể hiện điều này rõ ràng hơn cách tiếp cận của ASEAN đối với an ninh khu vực.
Ví dụ, từ năm 1971, ASEAN đã chính thức cam kết thiết lập một Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) ở Đông Nam Á. “ZOPFAN được dựa trên khái niệm bề ngoài hấp dẫn nhưng hoàn toàn là ảo tưởng rằng an ninh khu vực tốt nhất nên được bảo đảm bằng cách loại trừ các cường quốc lớn ra khỏi các công việc của Đông Nam Á”, ông nói.
Một ví dụ khác là hiệp ước năm 1995 nhằm thành lập một Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), điều chỉ mang lại một cảm giác an ninh sai lạc bởi khi việc sử dụng vũ khí hạt nhân trở nên cần thiết thì bất kỳ hiệp ước nào cũng chỉ là một đống giấy vụn mà thôi.
Ông đã nhấn mạnh những sự thật khó nghe này về ASEAN “vì 49 năm sau khi ra đời, tổ chức này vẫn còn chưa được hiểu một cách đầy đủ”.
“Các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á đã sống ở giữa sự cạnh tranh của các cường quốc nhiều thế kỷ qua. Luôn luôn và đồng thời dùng chính sách cân bằng, phòng bị nước đôi, và phù thịnh đã luôn luôn ăn sâu trong ADN về chính sách đối ngoại của chúng ta,” ông nói.
“Nhưng bản năng này ngày nay có nguy cơ bị thui chột tại ít nhất là một số nước thành viên của ASEAN nơi các ảo tưởng mù quáng về ZOPFAN và SEANWFZ vẫn có vẻ sống tốt.”
Trong phần kết luận, ông nói rằng các nước trong khu vực phải công nhận rằng Biển Đông ngày nay là đấu trường chính nơi cuộc chiến tâm tưởng phức tạp nhằm định hình khuôn khổ não trạng của các thành viên ASEAN đang diễn ra.
“Đưa ra các lập trường chắc chắn sẽ đi kèm rủi ro. Nhưng chỉ đơn thuần nằm sát mặt đất và dùng các lời nói trống rỗng về một vấn đề quan trọng như Biển Đông sẽ làm phương hại quyền tự chủ, đánh mất các lựa chọn và do đó chỉ gây ra các rủi ro lớn hơn mà thôi”.
Nguồn: “S China Sea ‘an existential issue to legitimise CCP rule”, Today Online, 31/03/2016. – See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/03/31/bien-dong-van-de-song-con-doi-voi-dcs-trung-quoc/#sthash.M0kxA3Fc.dpuf
Mời nghe thêm bài này:

Nếu đất Việt đau thương không thấy biển

Nếu đất Việt đau thương không thấy biển
Nguyễn Việt Chiến
Nếu đất mẹ xót xa không thấy biển?
Biển yêu thương che chở suốt ngàn đời
Hồn dân Việt lắng trong hồn sóng biển
Tiếng dân ca còn mặn muối trùng khơi
Nếu đất Việt rồi đây xa cách biển?
Biển đau thương sẽ dựng sóng ngàn đời
Lời ông cha dặn cháu con muôn thuở
Đem máu xương gắng giữ lấy biển trời
Nếu sông núi ngày mai không gặp biển?
Hồn Vọng phu trên sóng mãi hướng về
Hoàng Sa cát còn trầm vang máu đỏ
Máu Việt mình Trường Sa vẫn lắng nghe
Nếu quê hương nghẹn ngào mồ côi biển?
Đi về đâu những con sóng lạc loài
Đêm mất biển bơ vơ hồn đảo thức
Gọi đất liền cháy bỏng những ban mai
Nếu đất Việt đau thương bị mất biển?
Mây Trường Sơn u uất sẽ thôi bay
Sóng sông Hồng quặn sôi mùa lũ đỏ
Đồng Cửu Long bóng lúa mãi hao gầy
Nếu quê mẹ thân yêu xa vắng biển?
Ta về đâu trên sóng nước quê mình
Khi Tổ quốc như con tàu nhớ biển
Suốt đêm dài thao thức đợi bình minh
Nếu đất nước đau lòng không thấy biển?
Nước trăm sông không còn chảy yên bình
Mẹ Việt Nam ngàn đời không chịu nhục
Con lẽ nào lại từ chối hy sinh
Nếu quê hương yên lành bị mất biển?
Mắt trẻ thơ không thấy sóng dâng trào
Không thấy cát trên ban mai biển biếc
Nắng tự do trên biển ấm khát khao
Nếu sông núi thân thương mồ côi biển?
Tiếng mẹ ru không còn bóng hàng dừa
Không thấy cánh chim chiều về rợp đất
Đêm trăng lên không tiếng gió biển đùa
Nếu đất Việt quặn lòng thương nhớ biển?
Sóng Trường Sa mong đội đá vá trời
Mưa Hoàng Sa bóng thuyền miền lưu lạc
Vẫn ngóng về đất mẹ Việt Nam tôi
Nếu quê mẹ mùa xuân xa vắng biển?
Muối đời cha còn mặn chát sóng lừng
Muối đời mẹ thấm vào từng mất mát
Con lẽ nào sống quay mặt dửng dung
Nếu quê hương mùa hè xa cách biển?
Con cá đau mùa sinh nở tìm về
Con cá giận phận mình sao bèo bọt
Biển ngàn đời không còn chỗ chở che
Nếu đất mẹ mùa thu xa vắng biển?
Mưa Sài Gòn thôi ướt tóc em bay
Thu Hà Nội không thơm màu cốm mới
Phố cô đơn đội một mảnh trăng gầy
Nếu đất nước mùa đông không sóng biển?
Đỉnh Hoàng Liên cô độc giữa sương mù
Hải Vân núi bơ vơ bên đèo tối
Vó ngựa khua thấp thỏm dưới sao mờ
Nếu xứ sở dân ca không thấy biển?
Mái đình quê lưu dáng mũi thuyền cong
Nàng yếm đũi chân trần thèm khỏa sóng
Biển nơi đâu, ta khát biển cháy lòng
Nếu đất Việt ngậm ngùi mồ côi biển?
Núi sông kia không lẽ ngủ quên rồi
Tiếng Nguyễn Trãi bình Ngô trong máu khóc
Gặp Nguyễn Du tiếng Việt chẳng mồ côi
Nếu đất mẹ trắng tay không còn biển?
Triệu ngư dân phải mưu sống cách nào
Khi giặc biển lùa ta vào cõi chết
Ta ngực trần đối mặt với gian lao
Nếu sông núi uất hờn thương nhớ biển?
Đất quê hương đâu phải chốn lưu đày
Mẹ sinh ta trong tên bay, đạn lạc
Đất phù sa nuôi ta lớn mỗi ngày
Nếu Tổ quốc xót xa bị mất biển?
Dân Việt ta quyết giữ lấy biển này
Hồn sông núi ngàn năm mong rửa hận
Tiếng trống đồng mùa chim Lạc còn bay
Nếu đất nước yêu thương mồ côi biển?
Có lẽ nào con cháu chịu khoanh tay
Chín chục triệu trái tim nghe biển gọi
Thề giữ gìn đất mẹ Việt Nam đây
Nguyễn Việt Chiến
nguồn: vnexpress.net

Nàng Công Chúa Giữa Rừng Lào

Nàng Công Chúa Giữa Rừng Lào

Tưởng Năng Tiến

Lào, dường như, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có nhật báo tiếng Hoa.                       Patrick Boehler  New York Times

Nowy obraz

Cùng lúc với thời gian đồng tiền Đông Dương còn lưu hành ở Việt/ Miên/ Lào, chuyện (vui) sau đây cũng được lưu truyền quanh bàn nhậu:

Có một kỹ sư nông nghiệp của nước Pháp kết bạn với một ông nông dân Lào. Ông này hỏi ông kia:

– Vậy chớ với ba mẫu đất này thì mỗi năm sản xuất được bao nhiêu tấn lúa?

– Ba

– Sao ít xịt vậy, cha nội? Để tui bầy cho, canh tác theo đúng kỹ thuật thì hàng năm sẽ thu hoạch được chín tấn là giá chót.

Vài ba năm sau, họ lại có dịp hàn huyên

 – Chớ năm rồi, thu được mấytấn? 

– Ba  

– Trời ơi, bộ không làm theo phương pháp tui chỉ sao?                                                                

– Làm đúng y chang vậy chớ nhưng bây giờ tui chỉ còn cầy cấy có một mẫu thôi.

 – Sao vậy?

 – Ba tấn đủ sống rồi. Làm chi cho nhiều. Mệt!

 

Nowy obraz (1)

Người Lào, rõ ràng, không tha thiết gì lắm với chuyện làm ăn. Họ cũng chả bận tâm gì mấy tới việc dành dụm, hay tích lũy.

Những khẩu hiệu quen thuộc (“Một Người Làm Việc Bằng Hai/Làm Ngày Không Đủ Tranh Thủ Làm Đêm Làm Thêm Giờ Nghỉ”)ở nước CHXCNVN – chắc chắn – không cách chi lọt được vào tai của dân xứ Lào. Hổng tin, thử ghé qua thủ đô Vạn Tượng coi chơi (vài bữa, hay vài tuần) cho biết.

Ở đây, du khách có thể thưởng thức hương vị thức ăn của rất nhiều chủng tộc (Hương Việt Vietnamese Food, Parisien Cafe, Kiku Japanese Restaurant, Korean BBQ, Indian Buffet, Ban Mai Restaurant, Antica Spaghetteria Italiana, Salana International Cuisines, Best Thai Restaurant, Quán Ăn Sài Gòn, Scandinavian Bakery) duy chỉ có nhà hàng của dân bản xứ là tìm hoài không thấy!

Nowy obraz (2)

Dân số ở thủ đô Vientiane ước chừng non triệu. Gần mười phần trăm là Việt Nam, nếu tính luôn số sinh trưởng tại Lào – thường được gọi là người Việt cũ. Tuy thế, trên bất cứ con đường lớn/nhỏ nào ở Viêng cũng đều có những bảng hiệu (chỉ) ghi bằng Việt ngữ:

Phở Bò Tái Chín, Cơm Rang Mì Xào Gia Truyền Nam Định, Quán Cơm Chị Gái, Cơm Tấm Bún Bò, Sài Gòn Bê Thui, Cháo Gà Đà Nẵng, Beauty Salon Khải Băng, Kim Dung Coffee, Sửa Chữa Xe Máy, Nhuộm TócLàm Móng Gội Đầu, Quán Thịt Dê, Bánh Mì Đặc Biệt, Hớt Tóc Nam Nữ … Đó là chưa kể hàng trăm xe kem, xe trái cây, xe xôi chè, xe nước giải khát … (cũng) của người Việt len lỏi khắp nơi.

̉nh chụp năm 2015

Thiên hạ chăm chỉ làm ăn, và tận tình khai thác xứ sở của mình ra sao – dường như – cũng không phải là nỗi bận tâm của người Lào. Khoáng sản, lâm sản, đồn điền cà phê, cao xu … họ cũng đều vui vẻ nhường hết cho bá tánh mặc tình thao túng.

Ảnh chụp năm 2015

Dân của đất nước Triệu Voi hoàn toàn hờ hững trong việc mưu sinh, và rất trầm tĩnh khi lưu hành trên đường phố. Tôi thề có trời là không hề thấy một anh cảnh sát, và cũng không hề nghe một tiếng kèn xe nào ráo,trong suốt hai tuần lễ ở Viêng Chăn. Một khuôn mặt giận dữ, hay một nét mặt nhăn nhó/cau có cũng không luôn.

Trên những con đường ở ven đô – đôi lúc – tôi còn bắt gặp những người lái xe bình thản ngồi chờ vài con bò, đủng đỉnh qua đường, với ánh mắt cùng thái độ an nhiên của một triết nhân!

Ảnh chụp năm 2015

Cũng dọc theo những nẻo đường quê, loa phường được giăng đều đặn theo cột điện. Ngủ lại đây vài đêm, có sáng tôi nằm lắng nghetiếng loa và vô cùng ngạc nhiên vì cái âm điệu khoan thai hiền hoà của những xướng ngôn viên. Hỏi ra mới biết hệ thống phát thanh này chỉ dùng để cho những nhà sư đọc kinh hay giảng kinh Phật vào những ngày rằm (và cũng là ngày nghỉ việc) thôi.

Người Lào, kể cả đám cán bộ tuyên huấn Lào Cộng chắc vẫn còn giữ được phần nào bản tính chất phác nên không thể nói dối (xoen xoét) suốt ngày – như Việt Cộng. Thảo nào mà nhạc sĩ Tô Hải đã không tiếc lời khen: “Nước Lào rồi đây sẽ vượt VN về nhiều mặt… mà cái mình thấy họ vượt hơn hẳn là: Không muốn bẻ quẹo sự thật!”

Cập rập, lật đật, hối hả, vội vã, hấp tấp, khẩn trương … là những hạn từ (dám) không có trong tự điển tiếng Lào.Nhiều người cứ ngỡ Chủ Nghĩa Marxism Leninism Bách Chiến Bách Thắng Vô Địch Muôn Năm đã trói chân được dân Lào; ai dè nó lại nằm (dài) giữa thủ đô Vạn Tượng – nơi mà phần lớn những lá cờ búa liềm của Đảng Cộng Sản Lào đều treo ủ rũ, và đều đã bạc hết mầu.

Ảnh chụp năm 2015

Chú dân phòng, ông công an khu vực, bà tổ trưởng dân phố, và những cuốn sổ hộ khẩu cũng không có mặt ở Viêng Chăn. Bởi thế, những người Việt tôi gặp ở nơi đây đều không ngớt ca tụng phần đất này (“sống thoải mái hơn ở bên mình nhiều lắm”) dù phần lớn họ đều là những di dân không hợp pháp.

Vientiane an bình thiệt. Thành phố này không có ăn xin, không có trộm cắp, không có những căn nhà kín kẽ rào sắt (hoặc dầy đặc kẽm gai bao quanh khung cửa) như ở Phnom Penh. Cũng không dầy đặc xe cộ, cùng những toà nhà cao tầng như thủ đô Bangkok.

Ký giả Ngọc Hoà ví von rằng : “ … xứ sở Triệu Voi tựa như cô công chúa ngủ quên trong rừng vừa được đánh thức!” Tôi (trộm) nghĩ thêm rằng nàng hiện đang rất bối rối vì chợt mở mắt ra đã thấy có quá nhiều chàng trai đang xun xoe bên cạnh.

Kẻ có ưu thế đến trước, chắc chắn, là cái anh người Pháp. Ở Thủ Đô Vạn Tượng vẫn còn thấy nhan nhản những bảng hiệu “Adam Tailleur,” “Boulangerie à Vientiane,”và luôn cả“Lycée Vientiane” nữa.

Những cơ quan cấp bộ vẫn giữ nguyên tên của thời thuộc địa: MINISTÈRE DE L’ENERGIE ET DES MINES, MINISTÈRE DE LA JUSTICE, MINISTÈRE DE LA SANTÉ … Riêng bộ Thông Tin, Văn Hoá & Du Lịch (lại) tỉnh queo “chơi” một hàng chữ tiếng Anh: MINISTRY OFINFORMATION, CULTURE & TOURIST!

Ảnh chụp tháng năm 2015

Ảnh chụp tháng năm 2015

Ảnh hưởng của cả Pháp lẫn Anh – tuy thế – không rõ nét, cũng không sinh động, và quyến rũ bằng những chiếc xe xinh sắn với đủ loại sắc màu (Kia Soul, Hyundai Elanta, Toyota Camry, Honda Civic…) đang chạy quanh trên khắp mọi nẻo đường của Xứ Sở Triệu Voi. Hai chàng trai Nam Hàn và Nhật Bản, rõ ràng, đã để lại ấn tượng khó quên trong trái tim của cô công chúa vừa thức giấc.

Nowy obraz (9)

Ai cũng biết là rất nhiều tỷ Mỹ Kim, cùng hàng trăm ngàn người Trung Hoa đã “đổ” vào Lào trong hai thập niên qua. Tuy thế, theo phóng viên thường trú của New York Times (tại Hồng Kông) Patrick Boehler: “ Lào, dường như, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có nhật báo tiếng Hoa.” (Laos, it seems, is the only Southeast Asian nation without a Chinese language daily newspaper.)

Vẫn ví von mà nói thì nàng công chúa Lào, xem ra, chả mặn mà gì với cái gã Tầu già nua, thô lỗ và có quá nhiều tai tiếng (về tính đểu cán) này. Năm 2010, Viện Khổng Tử đầu tiên được thiết lập tại Trường Đại Học Quốc Gia Lào. Qua năm sau, tại đây lại khai giảng thêm lớp học tiếng Tầu – giảng dậy vào cuối tuần – do những giáo viên Trung Hoa phụ trách. Ban giảng huấn phát biểu:

“Chúng tôi hy vọng rằng họ có thể dùng cơ may này để mang tiếng Hoa vào chương trình trung học ở Viêng Chăn, và càng ngày sẽ càng có thêm học sinh cấp trung học hiểu được ngôn ngữ và văn hoá Trung Hoa.” (We hope that they can make use of this good chance to bring Chinese into the middle school in Vientiane, and more and more middle school students can understand Chinese language and Chinese cultures.)

Niềm hy vọng này, ngó bộ, có hơi phi phỏng. Ngoài cái Viện Không Tử, và ngôi nhà vô cùng khiêm tốn dùng làm văn phòng của Hội Ái Hữu Người Hoa ở Vạn Tượng ra, tôi không thấy dấu vết “văn hoá” gì rõ nét của Trung Hoa ở đây cả. Bước ra khỏi khu phố này thì tiệm ăn Tầu cũng biến mất luôn. Thảo nào mà Patrick Boehlercòn gọi khu phố Tầu ở thủ đô của Lào là một nơi trì trệ hay tù đọng (a stagnating Chinatown).

Soft Power của Trung Cộng, nếu có, e cũng chả tác dụng chi nhiều ở xứ Lào. Khổng Tử (xem chừng) không đứng được giữa núi rừng thiên nhiên nơi mà phép tắc và lễ giáo hoàn toàn không cần thiết, nhất là cái thứ lễ giáo và đạo đức (chuyên nói một đằng làm một nẻo) của … nền Văn Hoá Búa Liềm.

Cái “tạng” của người Lào, rõ ràng, không hợp với loại công việc luôn nhễ nhại mồ hôi, cắm cúi suốt ngày vào chảo lửa, nấu nướng, bưng bê, và rửa chén cho thiên hạ. Họ ưa rảnh rỗi và chỉ thích những sinh hoạt tâm linh, chiêm bái, lễ lạc thôi.

Nét nổi bật của Vientiane là những ngôi chùa u mặc và thần bí. Phải nhìn thấy thái độ hết sức nghiêm trang và thành khẩn của người Lào, khi cúng dường thực phẩm cho những vị sư đi khất thực, tôi mới “ngộ” ra tại sao chủ trương vô thần của người cộng sản không thể “trụ” được ở xứ sở của họ.

Đã thế, hôm 31 tháng 1 vừa qua, nhà báo Lê Phan lại vừa ái ngại cho hay:

“… Đảng Cộng Sản Lào đã có một quyết định làm Bắc Kinh choáng váng khi họ lật đổ toàn bộ hàng lãnh tụ thân Bắc Kinh và đưa một nhân vật vốn lâu nay bị gạt sang một bên chờ về hưu lên cầm quyền.”

Năm 2012, ngoại tưởng Hillary Rodham Clinton đã thực hiện một cuộc thăm viếng lịch sử ở Lào. Theo AP, năm nay (năm 2016) Obama sẽ là vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến Lào trong chuyến công du Đông Nam Á.

Lại thêm một chàng trai nữa đến từ Châu Mỹ. Công chúa Lào, hẳn nhiên, có thêm đối tượng để mà lựa chọn.

Tôi không rành về bói toán và chính trị nên không thể đoán trước được hậu vận của nàng công chúa (vừa thức giấc) giữa rừng này. Chỉ cầu mong cô sẽ luôn luôn được an bình và gặp nhiều may mắn. Sự an bình và may mắn của đất nước Triệu Voi, chắc chắn, có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của hàng trăm ngàn đồng hương của tôi đang đang tha phương cầu thực nơi đây.

© Tưởng Năng Tiến

nguồn:

Người Lào, rõ ràng, không tha thiết gì lắm với chuyện làm ăn. Họ cũng chả bận tâm gì mấy tới việc dành dụm, hay tích lũy.

Những khẩu hiệu quen thuộc (“Một Người Làm Việc Bằng Hai/Làm Ngày Không Đủ Tranh Thủ Làm Đêm Làm Thêm Giờ Nghỉ”)ở nước CHXCNVN – chắc chắn – không cách chi lọt được vào tai của dân xứ Lào. Hổng tin, thử ghé qua thủ đô Vạn Tượng coi chơi (vài bữa, hay vài tuần) cho biết.

Ở đây, du khách có thể thưởng thức hương vị thức ăn của rất nhiều chủng tộc (Hương Việt Vietnamese Food, Parisien Cafe, Kiku Japanese Restaurant, Korean BBQ, Indian Buffet, Ban Mai Restaurant, Antica Spaghetteria Italiana, Salana International Cuisines, Best Thai Restaurant, Quán Ăn Sài Gòn, Scandinavian Bakery) duy chỉ có nhà hàng của dân bản xứ là tìm hoài không thấy!

Nowy obraz (2)

Dân số ở thủ đô Vientiane ước chừng non triệu. Gần mười phần trăm là Việt Nam, nếu tính luôn số sinh trưởng tại Lào – thường được gọi là người Việt cũ. Tuy thế, trên bất cứ con đường lớn/nhỏ nào ở Viêng cũng đều có những bảng hiệu (chỉ) ghi bằng Việt ngữ:

Phở Bò Tái Chín, Cơm Rang Mì Xào Gia Truyền Nam Định, Quán Cơm Chị Gái, Cơm Tấm Bún Bò, Sài Gòn Bê Thui, Cháo Gà Đà Nẵng, Beauty Salon Khải Băng, Kim Dung Coffee, Sửa Chữa Xe Máy, Nhuộm TócLàm Móng Gội Đầu, Quán Thịt Dê, Bánh Mì Đặc Biệt, Hớt Tóc Nam Nữ … Đó là chưa kể hàng trăm xe kem, xe trái cây, xe xôi chè, xe nước giải khát … (cũng) của người Việt len lỏi khắp nơi.

 

̉nh chụp năm 2015

Thiên hạ chăm chỉ làm ăn, và tận tình khai thác xứ sở của mình ra sao – dường như – cũng không phải là nỗi bận tâm của người Lào. Khoáng sản, lâm sản, đồn điền cà phê, cao xu … họ cũng đều vui vẻ nhường hết cho bá tánh mặc tình thao túng.

Ảnh chụp năm 2015

Dân của đất nước Triệu Voi hoàn toàn hờ hững trong việc mưu sinh, và rất trầm tĩnh khi lưu hành trên đường phố. Tôi thề có trời là không hề thấy một anh cảnh sát, và cũng không hề nghe một tiếng kèn xe nào ráo,trong suốt hai tuần lễ ở Viêng Chăn. Một khuôn mặt giận dữ, hay một nét mặt nhăn nhó/cau có cũng không luôn.

Trên những con đường ở ven đô – đôi lúc – tôi còn bắt gặp những người lái xe bình thản ngồi chờ vài con bò, đủng đỉnh qua đường, với ánh mắt cùng thái độ an nhiên của một triết nhân!

 

Ảnh chụp năm 2015

Cũng dọc theo những nẻo đường quê, loa phường được giăng đều đặn theo cột điện. Ngủ lại đây vài đêm, có sáng tôi nằm lắng nghetiếng loa và vô cùng ngạc nhiên vì cái âm điệu khoan thai hiền hoà của những xướng ngôn viên. Hỏi ra mới biết hệ thống phát thanh này chỉ dùng để cho những nhà sư đọc kinh hay giảng kinh Phật vào những ngày rằm (và cũng là ngày nghỉ việc) thôi.

Người Lào, kể cả đám cán bộ tuyên huấn Lào Cộng chắc vẫn còn giữ được phần nào bản tính chất phác nên không thể nói dối (xoen xoét) suốt ngày – như Việt Cộng. Thảo nào mà nhạc sĩ Tô Hải đã không tiếc lời khen: “Nước Lào rồi đây sẽ vượt VN về nhiều mặt… mà cái mình thấy họ vượt hơn hẳn là: Không muốn bẻ quẹo sự thật!”

Cập rập, lật đật, hối hả, vội vã, hấp tấp, khẩn trương … là những hạn từ (dám) không có trong tự điển tiếng Lào.Nhiều người cứ ngỡ Chủ Nghĩa Marxism Leninism Bách Chiến Bách Thắng Vô Địch Muôn Năm đã trói chân được dân Lào; ai dè nó lại nằm (dài) giữa thủ đô Vạn Tượng – nơi mà phần lớn những lá cờ búa liềm của Đảng Cộng Sản Lào đều treo ủ rũ, và đều đã bạc hết mầu.

 

Ảnh chụp năm 2015

Chú dân phòng, ông công an khu vực, bà tổ trưởng dân phố, và những cuốn sổ hộ khẩu cũng không có mặt ở Viêng Chăn. Bởi thế, những người Việt tôi gặp ở nơi đây đều không ngớt ca tụng phần đất này (“sống thoải mái hơn ở bên mình nhiều lắm”) dù phần lớn họ đều là những di dân không hợp pháp.

Vientiane an bình thiệt. Thành phố này không có ăn xin, không có trộm cắp, không có những căn nhà kín kẽ rào sắt (hoặc dầy đặc kẽm gai bao quanh khung cửa) như ở Phnom Penh. Cũng không dầy đặc xe cộ, cùng những toà nhà cao tầng như thủ đô Bangkok.

Ký giả Ngọc Hoà ví von rằng : “ … xứ sở Triệu Voi tựa như cô công chúa ngủ quên trong rừng vừa được đánh thức!” Tôi (trộm) nghĩ thêm rằng nàng hiện đang rất bối rối vì chợt mở mắt ra đã thấy có quá nhiều chàng trai đang xun xoe bên cạnh.

Kẻ có ưu thế đến trước, chắc chắn, là cái anh người Pháp. Ở Thủ Đô Vạn Tượng vẫn còn thấy nhan nhản những bảng hiệu “Adam Tailleur,” “Boulangerie à Vientiane,”và luôn cả“Lycée Vientiane” nữa.

Những cơ quan cấp bộ vẫn giữ nguyên tên của thời thuộc địa: MINISTÈRE DE L’ENERGIE ET DES MINES, MINISTÈRE DE LA JUSTICE, MINISTÈRE DE LA SANTÉ … Riêng bộ Thông Tin, Văn Hoá & Du Lịch (lại) tỉnh queo “chơi” một hàng chữ tiếng Anh: MINISTRY OFINFORMATION, CULTURE & TOURIST!

 

Ảnh chụp tháng năm 2015

Ảnh chụp tháng năm 2015

 

Ảnh hưởng của cả Pháp lẫn Anh – tuy thế – không rõ nét, cũng không sinh động, và quyến rũ bằng những chiếc xe xinh sắn với đủ loại sắc màu (Kia Soul, Hyundai Elanta, Toyota Camry, Honda Civic…) đang chạy quanh trên khắp mọi nẻo đường của Xứ Sở Triệu Voi. Hai chàng trai Nam Hàn và Nhật Bản, rõ ràng, đã để lại ấn tượng khó quên trong trái tim của cô công chúa vừa thức giấc.

Nowy obraz (9)

Ai cũng biết là rất nhiều tỷ Mỹ Kim, cùng hàng trăm ngàn người Trung Hoa đã “đổ” vào Lào trong hai thập niên qua. Tuy thế, theo phóng viên thường trú của New York Times (tại Hồng Kông) Patrick Boehler: “ Lào, dường như, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có nhật báo tiếng Hoa.” (Laos, it seems, is the only Southeast Asian nation without a Chinese language daily newspaper.)

Vẫn ví von mà nói thì nàng công chúa Lào, xem ra, chả mặn mà gì với cái gã Tầu già nua, thô lỗ và có quá nhiều tai tiếng (về tính đểu cán) này. Năm 2010, Viện Khổng Tử đầu tiên được thiết lập tại Trường Đại Học Quốc Gia Lào. Qua năm sau, tại đây lại khai giảng thêm lớp học tiếng Tầu – giảng dậy vào cuối tuần – do những giáo viên Trung Hoa phụ trách. Ban giảng huấn phát biểu:

“Chúng tôi hy vọng rằng họ có thể dùng cơ may này để mang tiếng Hoa vào chương trình trung học ở Viêng Chăn, và càng ngày sẽ càng có thêm học sinh cấp trung học hiểu được ngôn ngữ và văn hoá Trung Hoa.” (We hope that they can make use of this good chance to bring Chinese into the middle school in Vientiane, and more and more middle school students can understand Chinese language and Chinese cultures.)

Niềm hy vọng này, ngó bộ, có hơi phi phỏng. Ngoài cái Viện Không Tử, và ngôi nhà vô cùng khiêm tốn dùng làm văn phòng của Hội Ái Hữu Người Hoa ở Vạn Tượng ra, tôi không thấy dấu vết “văn hoá” gì rõ nét của Trung Hoa ở đây cả. Bước ra khỏi khu phố này thì tiệm ăn Tầu cũng biến mất luôn. Thảo nào mà Patrick Boehlercòn gọi khu phố Tầu ở thủ đô của Lào là một nơi trì trệ hay tù đọng (a stagnating Chinatown).

Soft Power của Trung Cộng, nếu có, e cũng chả tác dụng chi nhiều ở xứ Lào. Khổng Tử (xem chừng) không đứng được giữa núi rừng thiên nhiên nơi mà phép tắc và lễ giáo hoàn toàn không cần thiết, nhất là cái thứ lễ giáo và đạo đức (chuyên nói một đằng làm một nẻo) của … nền Văn Hoá Búa Liềm.

Cái “tạng” của người Lào, rõ ràng, không hợp với loại công việc luôn nhễ nhại mồ hôi, cắm cúi suốt ngày vào chảo lửa, nấu nướng, bưng bê, và rửa chén cho thiên hạ. Họ ưa rảnh rỗi và chỉ thích những sinh hoạt tâm linh, chiêm bái, lễ lạc thôi.

Nét nổi bật của Vientiane là những ngôi chùa u mặc và thần bí. Phải nhìn thấy thái độ hết sức nghiêm trang và thành khẩn của người Lào, khi cúng dường thực phẩm cho những vị sư đi khất thực, tôi mới “ngộ” ra tại sao chủ trương vô thần của người cộng sản không thể “trụ” được ở xứ sở của họ.

Đã thế, hôm 31 tháng 1 vừa qua, nhà báo Lê Phan lại vừa ái ngại cho hay:

“… Đảng Cộng Sản Lào đã có một quyết định làm Bắc Kinh choáng váng khi họ lật đổ toàn bộ hàng lãnh tụ thân Bắc Kinh và đưa một nhân vật vốn lâu nay bị gạt sang một bên chờ về hưu lên cầm quyền.”

Năm 2012, ngoại tưởng Hillary Rodham Clinton đã thực hiện một cuộc thăm viếng lịch sử ở Lào. Theo AP, năm nay (năm 2016) Obama sẽ là vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến Lào trong chuyến công du Đông Nam Á.

Lại thêm một chàng trai nữa đến từ Châu Mỹ. Công chúa Lào, hẳn nhiên, có thêm đối tượng để mà lựa chọn.

Tôi không rành về bói toán và chính trị nên không thể đoán trước được hậu vận của nàng công chúa (vừa thức giấc) giữa rừng này. Chỉ cầu mong cô sẽ luôn luôn được an bình và gặp nhiều may mắn. Sự an bình và may mắn của đất nước Triệu Voi, chắc chắn, có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của hàng trăm ngàn đồng hương của tôi đang đang tha phương cầu thực nơi đây.

© Tưởng Năng Tiến

nguôn: danchimviet.info

Biển Đông trước viễn ảnh tận thế 1

 

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đưa máy bay hoạt động mỗi ngày ở Biển Đông

Thoạt tiên là tin Trung Quốc điều các giàn hỏa tiễn phòng không ra đảo Phú Lâm của Hoàng Sa, kế đến là những giàn radar tối tân mới bị phát giác và đã được bố trí xong ở Trường Sa.
Photo Courtesy: Inez Lawson, US Navy

 

Cali Today News – Nếu nhìn lại quá trình ‘xây dựng kiên cố’ trên 7 hay 8 đảo và bãi đá cạn ở Trường Sa khởi sự chỉ cách chưa đầy 2 năm, người ta thấy ngay Bắc Kinh muốn làm ‘thay đổi cục diện Biển Đông rõ ràng’

Báo New York Times đã báo động chuyện Bắc Kinh âm thầm bỏ ra nhiều tỉ đô la để ‘cải tổ Biển Đông’, một việc làm đầy rủi ro mà các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ tiên đoán sẽ ‘khiến đụng độ quân sự là khó lòng tránh được’

Đã vậy cả Washington lẫn Bắc Kinh lại vừa cho thấy họ sẽ không nhượng bộ phía bên kia. Hãng tin AP trích lời một nữ tướng lãnh Mỹ mới đây cảnh báo ‘Bắc Kinh tính toán sai lầm, chỉ sợ đưa đến xung đột quân sự mà thôi’ 

Tướng Không Quân của Mỹ Lori Robinson tuyên bố ‘Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đưa máy bay hoạt động mỗi ngày ở Biển Đông, mặc cho các giàn hỏa tiễn phòng không Trung Quốc’. Bà Robinson còn nói ‘nếu các quốc gia không làm như Mỹ, chẳng bao lâu Biển Đông sẽ lọt vào tay TQ’

Nhưng Ngoại Trưởng Dương Nghị của TQ từ Bắc Kinh lại cứng rắn nói ‘TQ không cho phép các quốc gia khác xâm phạm chủ quyền lãnh hải của TQ’. Khi máy bay chiến đấu và tàu chiến của TQ hiện diện ‘đầy đủ’, Biển Đông sẽ thực sự dậy sóng. 

Đào Nguyên (CSM)

south-china-sea-dispute-data

Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông

Tác giả: Lê Hồng Nhật
Bản chất của tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông
Chủ quyền quốc gia về vùng đặc quyền kinh tế biển và trật tự hàng hải quốc tế đã được phân định rõ theo công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS). Tranh chấp chỉ trở nên căng thẳng, khi Trung Quốc đơn phương đòi hỏi chủ quyền, chiếm tới 80% Biển Đông. Và từng bước hiện thực hóa nó bằng việc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của các nước lân bang. Ví dụ như vụ đưa dàn khoan 981 vào vùng biển của Việt Nam vào năm 2014. Và tiếp đó trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục tôn tạo, xây đắp các đảo nhân tạo trên các bãi đá thuộc Trường Sa, đã chiếm của Việt Nam bằng vũ lực. Để hiểu tại sao những tranh chấp đó có thể xảy ra, chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm về chủ quyền. 
Chủ quyền của một quốc gia (souvereignty) có thể được hiểu theo hai nghĩa chính[1]: (1) Theo sự công nhận của cộng đồng quốc tế, và đi kèm theo đó là các công ước quốc tế về chủ quyền. (2)  Theo khả năng của nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền của quốc gia, mà cơ bản nhất là đảm bảo an ninh quốc phòng;  bảo vệ quyền của người dân khai thác tài nguyên và sinh sống trên nơi mà cha ông họ đã sinh sống, dù là trên đất liền, hay trên biển đảo. Khi hai đòi hỏi này không tương thích nhau, tức là khả năng đảm bảo về an ninh quốc gia không cân xứng với quyền được công nhận bởi công ước quốc tế, thì sự tranh chấp về chủ quyền dễ nổ ra.
 
Như vậy, chủ quyền quốc gia không phải là một khái niệm tuyệt đối, có tính vĩnh hằng, mà mang tính tương đối. Với sự bất cân xứng vốn có về sức mạnh kinh tế và quân sự giữa các quốc gia, thì các quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự giữa các quốc gia khác nhau, chia sẻ cùng một lợi ích chiến lược, mà nó phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế, sẽ tạo ra khối liên minh chính thức hay phi chính thức. Chẳng hạn như việc Mỹ thúc đẩy việc lập ra khối ASEAN trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Sức mạnh của khối hay liên minh, tạo ra một sự răn đe hữu hiệu đối với sự chèn ép hay xâm lấn của bất kỳ quốc gia nào mạnh hơn với một quốc gia nhỏ, thuộc liên minh. Một khi liên minh bị suy yếu đi, thì sự cân bằng về trật tự quốc tế và khu vực bị đảo lộn, do xuất hiện những vùng trống về quyền lực. Tuy nhiên, sự thay đổi về trật tự khu vực đó có trở thành một xu thế hay không, phụ thuộc rất nhiều vào tính chính nghĩa của tiến trình như vậy. Tức là nó có phù hợp với chuẩn mực về trật tự quốc tế, được hầu hết các quốc gia trên Thế giới công nhận hay không.
 
Những năm 2008 – 2010 chứng kiến cuộc khủng hoảng toàn cầu, bắt đầu từ Mỹ, lan dần sang các nước Tây Âu. Điều đó kéo theo hai hệ lụy: Thứ nhất, Nước Mỹ, do áp lực nợ chồng chất sau 2 cuộc chiến ở Iraq và Afganistan và khủng hoảng kinh tế, đã bị yếu đi rất nhiều về khả năng triển khai sức mạnh cứng để duy trì trật tự quốc tế tại các vùng biển có tính chiến lược. Thứ hai, sự suy yếu đi của kinh tế Mỹ sau khủng hoảng, cộng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đã làm thay đổi các dòng thương mại, vốn đầu tư quốc tế theo hướng biến các nước thuộc vùng ngoại biên (periphery) xích lại gần hơn, phụ thuộc nhiều hơn vào sức mạnh kinh tế và quyền lực mềm của Trung Quốc. Việc Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng về kinh tế, thương mại sang các nước thuộc Đông nam Á, Châu Phi, và cả Mỹ Latinh, thể hiện xu thế này. Nói khác đi, trật tự hiện hữu bị yếu đi. Cùng với nó là khả năng bảo vệ chủ quyền của các quốc gia thành viên thuộc liên minh, như Nhật – Mỹ, hay khối hợp tác, như ASEAN, bị thách thức.
 
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đứng trước hai lựa chọn: Thứ nhất, phối hợp với các cường quốc trên thế giới, đứng đầu là Mỹ, nhằm duy trì trật tự khu vực; củng cố sự ổn định và phát triển phồn thịnh, dựa trên hợp tác và thương mại toàn cầu. Thứ hai, thay thế Mỹ, hình thành trật tự thế giới mới và lập liên minh quân sự mới do Trung Quốc đứng đầu, nhằm cưỡng chế sự tuân thủ trật tự mới đó[2].
 
Trên thực tế, Trung Quốc đã lựa chọn con đường thứ hai làm mục tiêu dài hạn của mình. Tiến trình này bắt đầu bằng việc vi phạm công ước quốc tế về phân chia lãnh hải (UNCLOS) trên Biển Đông, nhằm từng bước biến nó thành vùng biển thuộc Trung Quốc. Điểm cốt lõi ở đây là có sự khác biệt rất rõ ràng giữa tuyến hàng hải quốc tế với tuyến hàng hải thuộc địa phận Trung Quốc. Khi nẩy sinh mâu thuẫn chính trị hay xung đột về lợi ích, Trung Quốc có thể dùng quyền kiểm soát để cấm quốc gia có liên quan thông thương trên vùng Biển Đông, mặc dù về nguyên tắc, Trung Quốc cam kết duy trì tự do hàng hải. Sự chèn ép ở quy mô quốc tế này không thể xảy ra, nếu Trung Quốc không thể áp đặt được quyền kiểm soát trên thực tế (de facto control rights) về vùng biển bị bao quang bởi đường chữ U. Như vậy, xung đột chủ quyền tại Biển Đông hiện nay không phải chỉ là vấn đề song phương, mà là vấn đề về an ninh khu vực và thương mại toàn cầu. Trung Quốc hiểu rất rõ điều đó, và Trung Quốc hiểu rằng, Mỹ, Nhật và các cường quốc khác trên Thế giới, cũng hiểu là Trung Quốc đang toan tính gì. Cuộc chơi chèn ép (holdup problem) trên bình diện quốc tế này thể hiện tham vọng mà Trung Quốc đang theo đuổi trong dài hạn. Việc phân tích kỹ ván bài đó sẽ tạo nên sự đồng thuận quốc tế nhằm giải quyết xung đột hiện thời, được Trung Quốc tô điểm thành xung đột song phương với các nước lân bang về chủ quyền “không thể tranh cãi”, mà Trung Quốc là bên bị xâm hại.
 
Chủ quyền quốc gia và vấn đề chèn ép
 
Như đã nêu, mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là nhằm kiểm soát con đường hàng hải quốc tế, đi từ Trung cận đông qua Ấn Độ Dương, và đi vào Biển Đông. Theo đà tăng trưởng kinh tế, con đường biển này ngày càng trở nên có tính sống còn với Trung Quốc[3]. Nhưng nó cũng có tính chất sống còn với Mỹ, Nhật và các nước trong vùng. Một sự hợp tác an ninh hàng hải quốc tế giữa Trung Quốc với Mỹ, Nhật và ASEAN sẽ là lý tưởng cho sự ổn định và phồn thịnh của khu vực. Nhưng việc biến vùng biển quốc tế đó thành lãnh hải thuộc địa phận Trung Quốc, lại là một bảo đảm an ninh hơn cho Trung Quốc, với cái giá là chủ quyền của các nước nhỏ hơn trong khu vực bị xâm hại. Nói khác đi, chúng ta đang chứng kiến một tiến trình mà Trung Quốc đang tìm cách chèn ép các nước nhỏ để vẽ lại bản đồ khu vực. Sự chèn ép, hay tranh chấp song phương về chủ quyền biển đảo, quyền khai thác dầu và đánh bắt cá, chỉ là bước đi ban đầu, được lồng trong một tranh chấp lớn hơn về quyền kiểm soát đường hàng hải chiến lược đi qua Biển Đông, với hơn 1/3 thương mại toàn cầu đi qua vùng biển này. Để tránh một cuộc xung đột về quyền tự do hàng hải trong tương lai, chúng ta phải hiểu rõ sự được mất của mỗi bên trong cuộc chơi chèn ép về chủ quyền song phương, mà Trung Quốc đang tiến hành. Trung Quốc kỳ vọng gì? Và tại sao việc chèn ép các nước nhỏ lại là các bước đệm ngắn hạn cho việc đạt mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là kiểm soát con đường hàng hải chiến lược qua Biển Đông? Việc trả lời các câu hỏi như vậy sẽ cho phép tìm ra cơ chế thúc đẩy an ninh khu vực, thông  qua các giải pháp thương lượng hòa bình.
 
Để cụ thể, hãy nhìn lại vụ Trung Quốc cắt cáp tham dò dầu khí của Tàu Bình minh 02 của Việt Nam vào các năm 2011, 2012, hay là việc đưa dàn khoan 981 vào lãnh hải Việt Nam vào năm 2014. Hoặc việc Trung Quốc cho xây dựng cột sắt và thả phao ở bãi Amy Douglas vào 2011 và chiếm bãi cạn Scarborough vào 2012. Trước các hành động gây hấn như vậy của Trung Quốc, phía Việt Nam và Philippines có thể có năm lựa chọn chính: Thứ nhất, không có phản ứng gì. Thứ hai, ra công hàm phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc trên các diễn đàn song phương hoặc đa phương, như tại Liên hiệp quốc. Thứ ba, đem vụ việc ra kiện ở Tòa án Quốc tế. Thứ tư, có hành động tự vệ một cách kiềm chế, nhưng thực chất, vẫn sẵn lòng nhân nhượng để tránh xung đột leo thang. Chẳng hạn như việc Philippines cho nhổ các cột sắt, hoặc cho bắt giữ tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và đòi xử họ theo luật. Hay Việt Nam cho lực lượng cảnh sát biển ra yêu cầu phía Trung Quốc di rời dàn khoan 981. Thứ năm, kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền, mà không có bất cứ một sự nhân nhượng nào. Ví dụ như việc Nhật quốc hữu hóa Senkaku; và Mỹ tuyên bố đưa Senkaku vào trong phạm vi của hiệp ước an ninh Nhật – Mỹ.
 
Cần phải nói rằng, nếu vụ việc chỉ gói gọn trong xung đột có tính song phương, thì việc ra công hàm phản đối cũng gần giống như không làm gì cả. Mặt khác, việc đem ra kiện tại tòa án quốc tế về tranh chấp đánh bắt cá hay khai thác dầu, thường hết sức tốn kém, mất thời gian và dễ bị làm cho rắm rối, do luật quốc tế không thể đủ chi tiết để áp dụng ngay cho việc xử các vụ kiện như vậy. Cuối cùng, khi xảy ra một chuỗi các vụ tranh chấp liên tiếp, thì tính phức tạp của vụ việc chỉ có tăng. Và nguy cơ xung đột có thể nổ ra. Điều đó dĩ nhiên chỉ có lợi cho bên lớn hơn, dùng sức mạnh để chèn ép, hơn là bên nhỏ hơn, bị xâm hại, nhưng buộc phải phản ứng có kiềm chế và thỏa hiệp. Về lâu dài, điều đó cũng giống như không làm gì để tránh nổ ra xung đột.
 
Như vậy, xét trên quan điểm của Trung Quốc, việc gây hấn về quyền đánh bắt cá hay khai thác dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia nhỏ hơn trên Biển Đông sẽ có lợi ở chỗ: (i) Trung Quốc có thể giữ cho mức độ xung đột đủ nhỏ, để mâu thuẫn mang tính song phương, mà phía bị xâm hại ít làm được gì để thay đổi cục diện tình hình; và (ii) Chuỗi xung đột phải đủ liên tục và đều khắp ở các điểm chiến lược trên Biển Đông, để biến các sự việc đã rồi thành quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc về việc khai thác các nguồn lợi, mà chỉ quốc gia có chủ quyền được phép làm. Nói rõ hơn, việc Philippines xua đuổi tàu cá Trung Quốc hay nhổ cọc ở bãi đá mà Trung Quốc vừa dựng lên chỉ làm tăng rủi ro bị Bắc kinh tuyên bố rằng, Philippines sẽ phải hứng chịu các hành động “chấp pháp” của Trung Quốc. Sức mạnh quân sự vượt trội và ngày càng mạnh của Trung Quốc khiến cho nước nhỏ trong vùng phải đối mặt với rủi ro là sẽ chịu tổn thất rất lớn, nếu một mình dám cưỡng lại hành động “chấp pháp” của Trung Quốc. Nhìn trước kết cục như vậy, nước nhỏ đó có thể phải ngồi yên không làm gì, ngoài việc ra công hàm phản đối, mà về thực chất cũng là không làm gì. Chính vì logic của sự chèn ép đó, mà Việt Nam ngồi yên, khi Trung Quốc ra lệnh cấm bắt cá trong thời gian dài, trên một vùng biển rộng lớn, bao gồm cả thềm lục địa của Việt Nam. Cam chịu sẽ dần biến thành sự buộc phải chấp thuận quyền kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc đối với Biển Đông. Khi đó, việc có hay không các công ước về luật Biển, bao hàm cả UNCLOS, thì cũng chẳng thể làm được gì nhiều để thay đổi một thực tế: Đường chữ U đã được xác lập dần trên thực tế. Điều đó bao hàm rằng, đường hàng hải chiến lược đi qua Biển Đông, dần sẽ thuộc về Trung Quốc. Các nước khác sẽ buộc phải tuân thủ trật tự mới, được cưỡng chế bởi sức mạnh quân sự của Trung Quốc, theo dự đoán là có thể thách thức Mỹ ở Tây Thái bình Dương vào năm 2030.
 
Chiến lược chèn ép của Trung Quốc nhằm thôn tính Biển Đông có thể được tóm tắt như sau:
 
Ngay sau vụ việc Trung Quốc xâm hại quyền khai thác tài nguyên thuộc chủ quyền nước khác, như đánh bắt cá hoặc khai thác dầu của Việt Nam / Philippines. Cụ thể là vụ dàn khoan 981. Nếu không gặp phải phản ứng gì, thì Trung Quốc sẽ ghi được 1 điểm trong chuỗi các bước chèn ép nhằm thôn tính Biển Đông. Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam / Philippines bị mất 1 điểm trong việc bảo vệ chủ quyền.
Một lựa chọn khác là thay vì ngồi yên, Việt Nam / Philippines có thể có phản ứng tự vệ một cách cương quyết, phù hợp với thỏa thuận khu vực và công ước quốc tế. Nhưng ngay sau khi vấp phải sự phản ứng tự vệ đó của Việt Nam / Philippines, Trung Quốc có thể đáp lại bằng hai cách: Thứ nhất, tôn trọng cam kết của mình về nguyên tắc ứng xử Biển Đông (DOC) và Luật Biển quốc tế (UNCLOS). Khi đó, các bên đạt được sự hòa giải sau xung đột vừa xảy ra. Trung Quốc không ghi thêm được điểm nào trong chuỗi các bước thôn tính Biển Đông (ghi điểm 0). Và Việt Nam / Philippines cũng không bị mất điểm về chủ quyền (tức là “mất” 0 điểm).
 
Ngược lại, Trung Quốc có thể nuốt lời hứa tôn trọng thỏa thuận khu vực và Luật quốc tế. Cụ thể là Trung Quốc tô vẽ lại vụ việc xung đột vừa xảy ra như mình là bên bị xâm hại và vì vậy, buộc phải có hành động “chấp pháp”. Với sự bất cân xứng về sức mạnh kinh tế và quân sự, phần thắng trong xung đột song phương sẽ thuộc về kẻ nào mạnh hơn, bất kể công lý. Cụ thể là, Trung Quốc ghi được 2 điểm liên tiếp trong chuỗi các bước “xác định lại” trật tự khu vực. Việt Nam / Philippines bị mất 2 điểm. Các tình huống trên được biểu diễn bởi lược đồ sau:
 
sodo1
Sơ đồ 1: Cuộc chơi chèn ép chủ quyền song phương do Trung Quốc tiến hành
 
Ta có thể thấy là, nếu Việt Nam / Philippines “phản ứng tự vệ” một cách đơn phương, thì việc “xác định lại” trật tự khu vực sẽ diễn ra nhanh hơn. Nhìn trước kết cục như vậy, thì ngay từ đầu, khi vừa xảy ra việc Trung Quốc gây hấn (vụ giàn khoan 981, hay vụ chiếm bãi cạn Scarborough), Việt Nam / Philippines sẽ chọn việc gửi công hàm phản đối, hoặc kiên trì thuyết phục, tuyên truyền, mà không có hành động tự vệ trên thực tế. Kết cục là Trung Quốc chỉ ghi được 1 điểm. Việt Nam / Philippines chỉ bị mất có 1 điểm về bảo vệ chủ quyền. Dù sao đi nữa, chủ quyền của Việt Nam / Philippines vẫn bị xâm hại.
 
Đa phương hóa việc xử lý chèn ép lãnh thổ
 
Trong cuộc chơi chèn ép song phương đã mô tả ở trên, điểm mạnh của Việt Nam / Philippines là công luận quốc tế đứng về phía mình. Tính phiêu lưu trong chiến lược chèn ép của Trung Quốc là nó ngày một đẩy Mỹ và các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Tây Âu, bao gồm cả Úc, và cả Ấn Độ, vào thế phải đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc cạnh tranh về tự do hàng hải. Cụ thể là xung đột trong tương lai về quyền tự do lưu thông và an ninh hàng hải ở Tây Thái bình dương, mà nó có thể lan sang Ấn Độ dương,  một khi Việt Nam / Philippines và các nước trong khu vực bị mất dần chủ quyền và rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Như vậy, song song với cuộc chơi chèn ép các nước nhỏ, Trung Quốc tiến hành một cuộc chơi khác, giành thế và lực trong cuộc cạnh tranh hay đối đầu trong tương lai về trật tự khu vực với Mỹ, Nhật, Úc và cả Ấn Độ. Xét ở thời điểm hiện tại, hai cuộc chơi này không phải là không liên đới nhau.
 
Cụ thể là, trước sự chèn ép của Trung Quốc, việc gia nhập vào khối các quốc gia, liên kết với nhau ngày càng mạnh hơn về thể chế tổ chức, trao đổi thương mại, và gìn giữ an ninh khu vực, tự nó sẽ cho phép Việt Nam / Philippines bảo vệ chủ quyền của mình hữu hiệu hơn. Một khi khả năng tự chủ của Việt Nam / Philippines về thể chế tổ chức, kinh tế, và an ninh, tăng lên, thì sẽ làm tăng khả năng “tái cân bằng” (rebalance) ảnh hưởng địa chính trị giữa các cường quốc tại khu vực Đông Nam Á. Tức là làm tăng khả năng đối thoại và hợp tác trong cuộc chơi thứ hai, nhằm bảo vệ trật tự hiện hữu tại khu vực.
 
Phân tích trên đây cho thấy, cuộc chơi chèn ép chủ quyền song phương mà Trung Quốc tiến hành với nước nhỏ hơn trong vùng đã thay đổi về bản chất. Bây giờ, nó bị kết nối với cuộc chơi khác, nhằm xác định trật tự hàng hải giữa Trung Quốc và Mỹ. Cuộc chơi thứ hai không đơn thuần là sự đối đầu trực diện giữa hai siêu cường. Nó được lồng trong việc hình thành khối các quốc gia liên kết về nhiều mặt trong quan hệ quốc tế, chẳng hạn như việc ký kết TPP, nhằm đối trọng lại với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, mà tranh chấp Biển Đông là tâm điểm. Để hiểu những kết cục gì có thể xảy ra trong tương lai, chúng ta hãy hiện thực hóa hơn nữa cuộc chơi chèn ép song phương, mô tả ở Sơ đồ 1, bằng việc đưa thêm vào sự lựa chọn của Việt Nam (hoặc Philippines) tham gia vào khối hợp tác giữa các quốc gia, như hợp tác TPP.
 
Cuộc chơi trong Sơ đồ 2 khác với cuộc chơi chèn ép song phương, mô tả ở Sơ đồ 1, ở chỗ Việt Nam có thêm sự lựa chọn tham dự vào quan hệ đối tác trên nhiều lĩnh vực với một khối các quốc gia. Để cho cụ thể, ta hãy lấy triển vọng ký kết TPP làm ví dụ.
 
Chúng ta đơn giản hóa những chi tiết không cần thiết và giả sử rằng, TPP chỉ bao gồm Việt Nam và Mỹ. Sau khi Việt Nam xin gia nhập TPP, thì Mỹ và Việt Nam sẽ cùng tham dự một cuộc chơi phối hợp, xác định tương lai của TPP. Một triển vọng lạc quan là, Mỹ và Việt Nam sẽ cam kết thúc đẩy các thay đổi về thể chế kinh tế. Chẳng hạn như việc chấm dứt trợ cấp các doanh nghiệp Nhà nước. Quan trọng hơn, đó là việc du nhập dần các thể chế quản trị tiến bộ từ các nền kinh tế thị trường hiện đại vào xã hội truyền thống ở Việt Nam. Nhờ vậy, năng suất lao động và suất sinh lời của vốn tăng lên. Tức là làm tăng khả năng thu hút vốn FDI; cũng như tạo ra dòng lao động có chất lượng cao chẩy vào Việt Nam[4]. Hệ quả là có sự gia tăng giao dịch thương mại hai chiều và tăng trưởng kinh tế bền vững của cả hai quốc gia. Điều này đã diễn ra trong quan hệ song phương giữa Mỹ với Singapore;  Hong Kong, Đài loan, hoặc Hàn Quốc, trong thập niên 1960-70. Và quan hệ hợp tác đó tiếp tục phát triển cho tới ngày nay.
Trong triển vọng trung và dài hạn, sự gia tăng sức mạnh kinh tế – thương mại của toàn khối sẽ cho phép tái cân bằng lại ảnh hưởng của các cường quốc tại Châu Á – Thái bình Dương, trước một Trung Quốc đang lên. Trong bối cảnh như vậy, Mỹ sẽ có lợi ích lớn hơn (và tổn phí ít hơn) trong việc “cam kết” bảo vệ trật tự khu vực và tự do hàng hải tại Biển Đông, mà nó là điều kiện cần thiết cho tự do thương mại trong toàn khối TPP.
 
so do 2
 Sơ đồ 2: Cuộc chơi chèn ép chủ quyền khi kết nối với cuộc chơi xác định trật tự hàng hải[5]
Để cho cụ thể, ta xem rằng, nếu Trung Quốc “tôn trọng thỏa ước”, bao gồm cả  UNCLOS, thì Mỹ sẽ được lợi 4 điểm. Ngược lại, nếu Trung Quốc muốn  “xác định lại” bản đồ khu vực, nhưng Mỹ  giữ “cam kết” bảo vệ trật tự hiện hữu, thì Mỹ vẫn được lợi ròng là 1 điểm. Với điều kiện là TPP được làm cho có hiệu lực. Về phía mình, Trung Quốc cũng sẽ thấy có lợi hơn trong việc “tôn trọng thỏa ước”, vì nó thúc đẩy giao thương quốc tế và có lợi cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (được 1 điểm). Lựa chọn đó rõ ràng là tốt hơn việc “xác định lại” bản đồ khu vực, vì Trung Quốc sẽ vấp phải cam kết của Mỹ và các quốc gia khác trong việc duy trì công ước quốc tế về biển, UNCLOS. Trong đó có quy định về vùng đặc quyền kinh tế của từng quốc gia, và quyền tự do hàng hải quốc tế (mất 1 điểm).
 
Như vậy, khả năng cam kết duy trì trật tự khu vực được làm cho có hiệu lực. Điều đó bao hàm rằng, thay vì bị chèn ép song phương, Việt Nam sẽ hưởng lợi nhờ hợp tác đa phương TPP (được 1 điểm). Nhìn thấy triển vọng đó, Việt Nam sẽ tham gia TPP và cam kết cải cách thể chế kinh tế. Chuyến thăm lịch sử của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ đã đánh dấu sự khởi đầu của một tiến trình như vậy.
 
Nhưng một cách thực tế, chúng ta phải nhìn nhận một khả năng khác, là sau khi Việt Nam gia nhập TPP, cuộc chơi phối hợp giữa Việt Nam và Mỹ đem lại kết cục tồi: sự khác biệt về thể chế tổ chức, khoảng cách về năng suất lao động và năng lực cạnh tranh giữa hai nền kinh tế ngày càng mở rộng. TPP vẫn chỉ là sân chơi của các quốc gia đã phát triển nhất. Và sự thay đổi về thể chế, theo hướng thúc đẩy tiến bộ về kinh tế và xã hội ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, bị dậm chân tại chỗ hoặc bị đảo lộn.
 
Trước một Trung Quốc đang lên, và sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất trong vòng một thập kỷ tới, thì các nước nhỏ ở vùng ngoại vi, bao gồm cả Việt Nam, sẽ rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Và chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ sẽ bị suy yếu nghiêm trọng; hoặc có nguy cơ bị phá sản. Mỹ sẽ đứng trước một triển vọng là có lợi ích ít hơn nhiều (và tổn phí cao hơn nhiều) trong việc “cam kết” bảo vệ trật tự khu vực, bao hàm cả việc duy trì công ước quốc tế về luật Biển (UNCLOS) tại khu vực có tranh chấp là Biển Đông. Trong khi đó, hiệp định tự do thương mại giữa Trung Quốc với ASEAN, hoặc với Hàn Quốc và Nhật Bản, có thể phát huy ảnh hưởng, làm yếu liên kết TPP. Trung Quốc khi đó sẽ trở nên quyết đoán hơn trong tranh chấp trên Biển Đông.
 
Như vậy, có sự thay đổi về kỳ vọng được / mất trong chiến lược của cả Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể là, nếu Mỹ tiếp tục giữ “cam kết”, thì tổn thất có thể sẽ lớn hơn, so với việc Mỹ “thỏa hiệp” với Trung Quốc, một khi Trung Quốc quả quyết hơn trong việc khẳng định chủ quyền đơn phương tại Biển Đông. Ngược lại, Trung Quốc sẽ chịu tổn thất nhiều hơn, nếu không nắm quyền kiểm soát tuyến đường hàng hải huyết mạch. Vì nó đảm bảo cho thương mại của Trung Quốc với Châu Á và phần còn lại của Thế giới không bị làm chao đảo bởi tranh chấp, dẫn đến xung đột trên biển.
 
Nói khác đi, Trung Quốc có chiến lược trội (dominant strategy) là “xác định lại” trật tự khu vực. Trong khi Mỹ sẽ phải chịu tổn phí cao hơn nếu giữ “cam kết”, hơn là “thỏa hiệp”. Vì vậy, Mỹ sẽ nghiêng về phía “thỏa hiệp”.  (Xem sơ đồ 3, phần phụ lục).
 
Kết cục này giống như nhánh cuối, về bên phải ở Sơ đồ 2. Nó thể hiện việc Trung Quốc sẽ lựa chọn “xác định lại” trật tự khu vực (được 3 điểm), hơn là “tôn trọng thỏa ước”. Rõ ràng rằng, Trung Quốc được lợi hơn nhiều, một khi “cam kết” tái cân bằng của Mỹ tại Châu Á – Thái bình Dương không được làm cho có hiệu lực. Và Mỹ sẽ bị thiệt (mất L điểm); nhưng tổn thất đó vẫn ít hơn, so với trường hợp không chấp nhận “thỏa hiệp” với Trung Quốc. Việt Nam sẽ bị thiệt hại nhất trong trường hợp này (-K điểm, và K là một số rất lớn), vì bị bỏ rơi bởi hầu hết các nước lớn trên bàn cờ địa chính trị trong khu vực.
 
Như vậy, cuộc chơi phối hợp giữa Mỹ và Việt Nam, sau khi Hà Nội gia nhập TPP, mang tính quyết định. Nếu sự phối hợp giữa Mỹ và Việt Nam trong việc cải cách thể chế có bước tiến triển rõ ràng, thì có sự gia tăng quan hệ thương mại hai chiều. Điều đó làm thu hẹp dần sự khác biệt giữa hai quốc gia, như trong quan hệ giữa Mỹ với bốn con rồng Châu Á. Khi đó, tất cả các bên liên quan, kể cả Trung Quốc, sẽ có lợi trong việc hợp tác nhằm duy trì ổn định khu vực và phát triển thương mại. Vì vậy, tranh chấp khu vực sẽ có chiều hướng được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình. Ngược lại, nếu sự phối hợp giữa Mỹ và Việt Nam bị thất bại, thì điều đó làm tăng khả năng xảy ra tranh chấp nóng hơn trên Biển Đông, mà Mỹ sẽ ít bị thiệt hơn, nếu thỏa thuận với Trung Quốc trong việc “chia sẻ lại” vùng ảnh hưởng.
 
Dù gì đi nữa, sự thất bại trong chiến lược tái cân bằng vẫn sẽ là một tổn thất mang tính chiến lược dài hạn. Nếu tổn thất do suy giảm ảnh hưởng địa chính trị tại Châu Á đối với Mỹ (-L) là rất lớn, thì “cam kết” tái cân bằng của Mỹ cần phải làm cho có hiệu lực. Điều đó bao hàm rằng, trong cuộc chơi phối hợp giữa Mỹ và Việt Nam, phía Mỹ cần có một sự cẩn trọng trong thiết kế chính sách hỗ trợ cải cách thể chế tại Việt Nam. Vấn đề là, thể chế là một dạng vốn (capital). Và cũng như mọi dạng vốn, sự thay đổi thể chế chỉ có thể diễn ra từ từ (Arrow, 1994). Do vậy, cải cách ở Việt Nam cần có lộ trình và mục tiêu rõ ràng, nhằm tăng khả năng cam kết đổi mới thể chế (Dixit, Nalebuff, 1992). Nhờ đó, Việt Nam sẽ từng bước hiện đại hóa nền kinh tế trong khuôn khổ hợp tác TPP. Điều đó sẽ đóng góp vào việc tái cân bằng ảnh hưởng địa chính trị giữa Mỹ, Nhật Bản và cả Ấn Độ, đối với Trung Quốc tại Châu Á.
 
Nói khác đi, cuộc chơi phối hợp giữa Mỹ và Việt Nam là một quá trình phối hợp dài hạn (repeated game). Đó không phải là một cuộc chơi ngắn hạn (one-shot game), mà chỉ cần đội cái mark là thành viên TPP thì sự thần kỳ về kinh tế sẽ đến ngay, như nhiều người ở Việt Nam nghĩ, hay kỳ vọng. Quan trọng hơn, việc cho rằng TPP sẽ đem lại cái lợi chóng vánh, mà không cần phải nỗ lực hiện đại hóa về tổ chức nhằm du nhập tiến bộ công nghệ, thì sẽ chỉ làm tăng hơn nữa khả năng rằng, kết cục tồi sẽ xảy ra. Sẽ không có một sự chuyển mình thần kỳ, mà thay vào đó là sự thụt lùi về thể chế và kinh tế. Hoặc tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa bị làm cho đảo lộn. (Xem chứng minh ở phần phụ lục).
 
Như vậy, làm cho mọi người hiểu rằng, TPP là một tiến trình hợp tác dài hạn, nhằm đem lại ổn định và thịnh vượng cho khu vực, là làm tăng khả năng đạt được kết cục tốt cho mọi thành viên trong khu vực, kể cả Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam. Và việc tạo ra một ảo tưởng về sự thay đổi chóng vánh có tính thần kỳ, sau đàm phán TPP, thì sẽ chỉ làm tăng khả năng đưa đến kết cục ngược lại: sự phá sản của chiến lược tái cân bằng của Mỹ. Và Việt Nam có thể bị bỏ rơi trong cuộc chia lại quyền ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế giữa các nước lớn tại khu vực.
 
Kết luận
 
TPP không phải là một “cây gậy thần”, chỉ cần dựa vào đó, mà không cần phải có nỗ lực gì cả. Và TPP cũng không phải là cái ô bảo hộ của một nước lớn giành cho Việt Nam, trước sự chèn ép của một nước thứ ba. Việt Nam phải chủ động làm tăng khả năng phối hợp với các quốc gia đã phát triển ở lĩnh vực, mà mình có lợi thế so sánh lớn nhất. Xét trên quan điểm địa lý trong thương mại quốc tế, lợi thế lớn nhất của Việt Nam không phải là lao động rẻ, mà chính là vị trí quan trọng của nó trong việc duy trì ổn định và làm tăng hiệu quả của luồng vận tải thương mại qua Biển Đông.
 
Như vậy, sự phối hợp có thể bắt đầu bằng việc tận dụng lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý nhằm khai thác nguồn tài nguyên biển. Không đơn giản chỉ là dầu khí hay hải sản. Như đã gợi ý, quan trọng hơn rất nhiều, đó là đường hàng hải chiến lược qua Biển Đông, với hơn 1/3 giá trị thương mại toàn cầu đi qua đó. Tiềm năng phát triển kinh tế và vị thế địa lý chiến lược của Việt Nam có thể tạo ra sự bổ trợ lẫn nhau, cho phép Việt Nam tham dự ngày càng nhiều hơn vào việc khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ và ngày một tăng này[6]. Việt Nam có thể sử dụng không cảng và hải cảng chiến lược, như Cam Ranh, làm kho dự trữ và nơi cung cấp hậu cần, neo đậu và sửa chữa, bảo trì cho các tàu thuyền quốc tế đi qua tuyến hàng hải từ Biển Đông sang Ấn Độ Dương và ngược lại. Các dịch vụ logistic đó cho phép tăng tính an toàn và hiệu quả, hay giảm chi phí và rủi ro trong vận chuyển trên không và trên biển. Vì vậy, nó làm tăng sự đóng góp của Việt Nam vào giá trị thương mại của đường vận chuyển quốc tế dọc theo Biển Đông. Ở đây có sự ghép nối giữa lợi ích thương mại và bảo đảm an ninh đa phương, mà các bên liên quan đều hưởng lợi. Do đó, giá trị của sự phối hợp là rất lớn. Từ các điểm nút chiến lược ven biển, như Cam Ranh, sự bùng nổ về giao dịch, vận chuyển quốc tế, sẽ cho phép các dòng vốn, công nghệ, và các phương thức tổ chức hiệu quả lan truyền vào Việt Nam. (Điều mà đã diễn ra tại Singapore vào thập kỷ 1960 -70 ở thế kỷ trước). Các nguồn lực này sẽ tạo nên sự tăng trưởng dựa trên đổi mới tổ chức và sáng tạo (hay vốn tri thức); kéo theo sự hoà nhập mạnh của Việt Nam vào chuỗi thương mại toàn cầu, thông qua hợp tác TPP. Dẫu rằng TPP không xuất hiện vào ngày mai. Nhưng một tiến trình hợp tác như vậy có thể bắt đầu từ ngày hôm nay. Sự hợp tác đó có thể làm thay đổi các tính toán về nước cờ địa chính trị của các nước lớn, theo hướng có lợi cho tiến trình hiện đại hóa Việt Nam. Nói rõ hơn, việc khai thác lợi thế về thông thương và tăng cường giao dịch quốc tế chính là làm tăng giá trị kinh tế của chủ quyền và sức mạnh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
 
Lê Hồng Nhật tốt nghiệp Tiến Sĩ kinh tế học tại Đại học Stanford (Mỹ), hiện công tác tại Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG HCM và là nghiên cứu viên không thường trú (Non-Resident Senior Fellow) tại  Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM.
 
Bài nghiên cứu được xuất bản lần đầu trong series Working Papers của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, ĐH KHXH&NV TPHCM.
———————
———————
[1] According to Stephen D. Krasner (1999), the term “souvereignty” could be understood in two main ways: (1) domestic sovereignty – actual control over a state exercised by an authority organized within this state. (2) international legal sovereignty – formal recognition by other sovereign states.
[2] Theo Viện nghiên cứu của Trung Quốc, Unirule (2011)
[3] Hiện tại 80% dầu của Trung Quốc vận chuyển qua con đường biển quốc tế này.  Khối lượng chuyên trở dầu sẽ tăng từ 10 triệu thùng (10 millions barrels) một ngày vào năm 2002 lên 20 triệu thùng một ngày vào năm 2020.
[4] Điều này ngược với suy nghĩ của nhiều chính sách gia tại Việt Nam cho rằng lợi thế lao động rẻ và suất thuế thấp đánh vào việc sử dụng tài nguyên, như đất đai, là cái thu hút FDI. Nếu không có sự tiến bộ về tổ chức và công nghệ, thì khả năng thu hút FDI ngày càng có xu hướng chậm lại, khi tỷ lệ FDI/GDP ngày càng cao.
[5] Trong Sơ đồ 2, cuộc chơi chèn ép song phương được viết gọn lại là kết cục Việt Nam “không phản ứng”. Và bên cạnh đó, Việt Nam có lựa chọn là gia nhập TPP.
[6] Theo dự đoán của các chuyên gia và các tổ chức có uy tín, tới năm 2050, Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại có thể chiếm đến 50% GDP toàn cầu. Vì vậy, giá trị thông thương trên đường biển quốc tế qua Biển Đông sẽ là vô cùng lớn trong tương lai.

Hãy thay đổi Việt Nam cùng tôi!

 

 

DỰNG LẠI VĂN HÓA
Mạnh Kim
 
 
Đã quá muộn để tiếp tục tự dối trá trước thực tế hiển nhiên về sự phá sản không thể cứu vãn của hệ thống giáo dục XHCN, trong đó giá trị nhân văn không được tôn trọng mà được thay bằng giáo điều chính trị khuôn mẫu. Những gì diễn ra vài năm gần đây mà mức độ ngày càng tệ hại, với sự hỗn loạn xã hội và xuống cấp một cách “có hệ thống”, chính xác là hệ quả tất yếu của một nền giáo dục phi nhân bản. Nó gây ra những cơn tâm chấn rúng động tận lõi hệ thần kinh. Thực tế này khiến buộc phải nhìn lại, và cần phải dẹp bỏ tự ái để thừa nhận, rằng nền giáo dục VNCH là ưu việt hơn nền giáo dục XHCN chứ không phải ngược lại.
 
lễ hội miền Bắc
 
Được xây dựng bằng nhiệt huyết tinh thần dân tộc cùng nền triết lý giáo dục lấy chữ “nhân” (nhân bản, nhân vị, nhân tâm…) làm trọng tâm, giáo dục VNCH, với đóng góp của tinh hoa nhân tài ba miền, đã tạo ra nền móng đạo đức và giềng mối xã hội mạnh đến mức, mà đến tận nay, dù bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn từ axít XHCN khiến nham nhở diện mạo đời sống, miền Nam hiện vẫn ráng giữ lại những giá trị nhân bản cốt lõi từng được gieo cấy vào tâm hồn bằng giáo dục, từ giáo dục gia đình, giáo dục học đường đến giáo dục xã hội.
 
Sức đề kháng của miền Nam có thể thấy ở những sự kiện xảy ra vài năm nay, thể hiện sự khác biệt đối nghịch trong văn hóa ứng xử, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa giao tiếp… giữa miền Nam và miền Bắc – hay nói chính xác là giữa một miền Nam còn chịu ảnh hưởng của nền văn hóa VNCH, và một miền Bắc tiếp tục bị tác động bởi thứ văn hóa XHCN vốn từng khép kín trong bầu không khí thiếu oxy của “văn hóa cộng sản” lai tạo bởi Trung Cộng và Liên Xô. Nói rộng hơn, sự kiện Hiệp định Geneve 1954 đã tạo ra hai xã hội với hai lối sống đối nghịch mà đến giờ vẫn có thể thấy sau hơn 60 năm. Vấn đề ở đây, cho nên, không phải là vùng miền, mà là sự khác biệt của hai nền văn hóa, giữa văn hóa khai phóng và văn hóa đóng khuôn.
 
12744286_10154233975054796_2279443475724063116_n
 
Nếu vẫn không thừa nhận văn hóa VNCH tốt hơn văn hóa XHCN thì thử đặt câu hỏi tại sao người Bắc hiện vẫn tiếp tục di cư vào Nam chứ chưa bao giờ ngược lại? Miền Nam thu hút không chỉ bởi cơ hội làm ăn mà còn bởi lối sống và văn hóa sống. Nếu vẫn không thừa nhận nền văn hóa tự do tốt hơn văn hóa cộng sản thì có thể giải thích sao về việc một số (đang tăng dần) người Việt, sau nhiều thập niên sống dưới “nền” văn hóa XHCN, lại rất giống dân Hoa lục Trung Cộng, về cách sinh hoạt lẫn lối ứng xử, từ xô bồ đến nhếch nhác, từ cắp vặt đến giết người? Giải thích sao về việc người sống ở miền Bắc, khi vào Nam định cư, buộc phải thay đổi lối sống để thích nghi và hòa nhập với văn hóa xã hội miền Nam? Miền Nam không có “cháo chửi”, kể cả khi quán cháo được bán bởi người Bắc vốn từng sống ở một môi trường quen với quát tháo và xin-cho. Có không ít người miền Bắc di cư vào Nam từ sớm sau thời điểm 1975 nay cảm thấy xấu hổ trước hiện tượng suy đồi văn hóa diễn ra tại chính mảnh đất sinh ra mình. Đó là một thực tế.
 
Miền Nam trước 1975 không cần có “làng văn hóa” hay “khu du lịch văn hóa”. Bây giờ “khu phố văn hóa” và “xã văn hóa” hiện diện khắp đất nước này, tỉ lệ nghịch với sự xuống cấp không phanh về văn hóa; tương phản với sự vắng mặt những viện bảo tàng lẫn thư viện đẳng cấp quốc gia; tương phản chua chát với cơn sốt xây dựng chùa chiền miếu mạo và “lễ hội văn hóa”; tương phản mỉa mai với số lượng “bằng khen gia đình văn hóa” và các “phong trào thi đua văn hóa”. Trong văn hóa không thể có “thi đua”. Văn hóa là sự bao gồm kiến thức, nghệ thuật, luật pháp, giá trị và chuẩn mực sống được định dạng và thừa nhận qua thời gian, chứ không phải bằng “thi đua” hay được “công nhận” bằng “cơ quan quản lý”. Văn hóa không thể được “quản lý”. Người ta đang nhắc đến cách sống và phong thái lịch sự đầy tinh tế của người Nhật, với sự thèm muốn dữ dội, ở một đất nước nơi mà sách báo khiêu dâm vẫn bán đầy đường. Xây dựng văn hóa là tạo ra một hệ chuẩn được số đông công nhận để từ đó xã hội có thể tự kiểm soát và tự cân bằng, chứ không phải can thiệp bằng “quản lý” và “định hướng văn hóa”.
 
12795348_10154233975244796_7371505525059202000_n
 
Văn hóa và nền móng văn hóa chỉ có thể xây dựng từ một nền giáo dục tự do, sáng tạo tự do, và tôn trọng con người tự do. Tri thức là thành tố quan trọng trong văn hóa. Không thể xây dựng văn hóa khi mà trí thức tự do còn bị gạt ra ngoài lề. Miền Nam, nơi sinh sống của người đến từ ba miền như vốn dĩ xưa nay, đang đóng vai trò như cái bản lề níu lại cánh cửa văn hóa chực bong. Tuy nhiên sự sụp đổ đang diễn ra ào ạt, khắp nơi, với tốc độ đáng sợ. Nếu không khôi phục lại những giá trị giáo dục tinh túy từng hiện diện ở miền Nam, chính xác hơn là nếu không từ bỏ hệ thống giáo dục giáo điều, cơn lốc phá sản văn hóa sẽ càn quét không chừa một góc nào trên đất nước này. Muốn dựng lại những gì đang đổ nát, hơn lúc nào hết, phải thay đổi giáo dục và triết lý giáo dục. Người ta có thể chịu đựng một đất nước nghèo về kinh tế nhưng không dân tộc nào có thể dung thứ cho sự hủy diệt văn hóa bởi sự ngu muội và sợ hãi tự do.
nguồn: www.facebook.com/nguyen.manhkim

Tiếng Việt Sài Gòn

Cái chết của một ngôn ngữ : Tiếng Việt Sài Gòn cũ

Trịnh Thanh Thủy

Untitled-1

Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v… Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.
Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 75, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực. Người dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v…dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.
quang-cao-1_1386735968
Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 75 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ “quản lý” là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: “Anh xin quản lý đời em”. Hoặc từ “chế độ” cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như “chế độ dân chủ”. Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như “chế độ xem”, “chế độ bao cấp”. Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản – giản đơn; bảo đảm – đảm bảo; dãi dầu – dầu dãi; vùi dập – dập vùi. v.v…
Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là “tiếng Việt toàn dân”. Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.
IFoolTD
Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức(hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng đăng ký, tham quan. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như:sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v…
Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc. Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.
Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.
Cô giáo dạy tiếng Việt
Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.
Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là “chữ của Việt Cộng” và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ “cộng sản” nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.
Trong cuốn DVD chủ đề 30 năm viễn xứ của Thúy Nga Paris, chúng ta được xem nhiều hình ảnh cộng đồng người Việt hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như linh mục, thượng tọa, ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. “Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt” (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)

Sách Giáo Khoa thời VNCH

Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: “Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 75 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết.”
Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!
Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:
Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.
Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:
Trong nước: Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: “Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu. (http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/09/3B9EDF89/)
Ngoài nước: Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện. (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=48362&z=75)
Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng…
Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.
10013883_10204838386856928_67825847297565871_n
Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này.
Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!

Tiếng Việt xuống hàng không đúng cách sẽ ra ý khác

Tiếng Việt xuống hàng không đúng cách sẽ ra ý khác
Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự giao lưu văn hoá đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.
Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là “cái chết của một ngôn ngữ”. Đau lòng lắm thay!
Trịnh Thanh Thủy
 nguồn: sggdpost.com

Tình hình Biển Đông

1. Trung Quốc CÓ THỂ làm gì ở Biển Đông?

Nguyễn Quang Dy
“Chính trị là nghệ thuật của điều có thể” (Politics is the art of the possible). (Bismarck)
Biển Đông xa quá!
Sau khi đọc bài của Alexander Vuving (Vũ Hông Lâm), “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”, Dự án Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016), tiếp theo mấy bài trước cùng nội dung, đã làm tôi mất ngủ. Không phải vì có nội dung gì mới gây sốc, mà vì tác giả khẳng định một kết luận cũ làm độc giả nhức đầu. Nó làm người ta liên tưởng đến một tai họa sắp xẩy ra, như một trận đại hồng thủy (tsunami) “ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới”. (Còn ai vào đây nữa!)
Kết luận này là một suy diễn, nên độc giả sẽ suy diễn tiếp (hầu như chắc chắn) là Trung Quốc sẽ kiểm soát Biển Đông, sẽ thống trị Châu Á, và thống trị thế giới. Nói cách khác, trong vòng 15 năm nữa (nếu không có cách gì ngăn chặn), thì Trung Quốc sẽ biến Biển Đông thành cái ao nhà của họ (theo báo cáo của CSIS “Asia Pacific Rebalance 2025”). Nếu điều này xảy ra thật thì (lạy Chúa! lậy Phật!) chắc nhiều người không muốn sống lâu, hoặc phải di cư. Nhưng đi đâu? Chẳng lẽ lên mặt trăng hay sao hỏa! Vì Mỹ, Canada, Australia… sẽ đầy người Trung Quốc (Hán Hóa) trong khi Châu Âu sẽ đầy người Arab (Hồi giáo hóa).    
Có cách gì thoát không? Rất khó! Không biết sau khi đọc báo cáo của CSIS, tổng thống Obama (hay ông Donald Trump và bà Hillary Clinton) có nghĩ ra cách gì không, hay là họ quá bận rộn tranh cử nên không có thời gian cho những chuyện viển vông. Lyle Goldstein khen phát biểu của Donald Trump (về việc Trung Quốc xây sân bay trên các đảo mới bồi đắp ở Biển Đông) là “hợp tình hợp lý nhất” (most sensible comments), “nó ở xa quá, và chúng ta có rất nhiều vấn đề. Mà nó đã được xây xong rồi.” (It is very far, and we have a lot of problems, OK? And they are already built). Nói cách khác, hãy mặc kệ nó, không phải chuyện của Mỹ. Nếu Donald Trump mà làm tổng thống Mỹ thì nguy quá. (Lyle Goldstein, “The South China Sea Showdown: 5 Dangerous Myths, National Interest, September 29, 2015; “The Main Problem with America’s Abundant South China sea Hawks”, National Interest, October 28, 2015).
Hay là đến hỏi Henry Kissinger xem ông ấy có cao kiến gì không, vì chính ông ấy (và sếp của ông ấy là tổng thống Nixon) đã có công tạo ra con quái vật Frankenstein của Châu Á. Nếu ông ấy không nghĩ ra được cách gì để ngăn chặn Frankenstein thì hãy cách chức ông ta. (Nhưng ông ấy đã về hưu lâu rồi, làm sao cách chức được nữa). Vậy thì hãy kiện ông ấy ra toàn án quốc tế, vì đã góp phẩn tạo ra hiểm họa này cho thế giới (và nước Mỹ). Chắc nhiều người trên thế giới muốn kiện ông Kissinger (nhất là người Bangladesh). 
Binh pháp nào?
Cái chốt trong lập luận của Alexander Vuving về bàn cờ Biển Đông là người Trung Quốc đang ứng dụng binh pháp Tôn Tử (và cờ vây), trong vùng xám (gray zones), để giành chiến thắng mà không cần phải đánh. Trong khi đó, các chiến lược gia Mỹ lại nhìn nhận bàn cờ Biển Đông theo binh pháp Clausewitz (và cờ vua), trong vùng sáng tối rõ ràng (black & white). Có lẽ tư duy chiến lược của họ được điều khiển bởi hai hệ điều hành (hay văn hóa) khác nhau, nên hiểu thực chất vấn đề khác nhau và đề xuất giải pháp khác nhau. Có người khuyên Mỹ không nên ngăn chặn Trung Quốc. Tranh luận giữa Vuving và Goldstein về Biển Đông phản ánh thực trạng đó. (Alexander Vuving, “Think again: Myths and Myopia about the South China sea”, National Interest, October 16, 2015Lyle Goldstein, “The Main Problem with America’s Abundant South China Sea Hawks”, the National Interest, October 28, 2015).
Trong nhiều trường hợp, việc tranh luận về học thuyết rất khó nhất trí, không ai chịu ai. Nhận ra sai lầm và thừa nhận mình nhầm là một điều rất khó. (nhất là giới academic!)  Đó là cảm tưởng của tôi khi theo dõi các học giả lập luận và tranh luận. Đã có thời, các học giả Mỹ đổ xô kết luận Trung Quốc giống Liên Xô, và Việt Nam giống Trung Quốc (vì họ đều là cộng sản). Muốn ngăn chặn Trung Cộng, phải đánh Việt Cộng (thuyết Domino). Gần đây, muốn ngăn chặn khủng bố, phải đánh Iraq. Can thiệp, hay không can thiệp, đều có thể sai lầm, không phải sai về hành động, mà là sai về lý do hành động. Lịch sử có thể lặp lại.  
Điều đáng mừng là trong báo cáo của CSIS gần đây, “Asia Pacific Rebalance 2025”, các tác giả khuyến nghị rằng học thuyết ngăn chặn (containment) áp dụng từ thời Chiến tranh lạnh không còn phù hợp nữa. Muốn đối phó hiệu quả với sự trỗi dậy “không hòa bình” của Trung quốc hiện nay (đặc biệt là tại Biển Đông), Mỹ phải kết hợp cả ba yếu tố là “tham dự” (engagement), “răn đe” (deterrence) và “trấn an” (reassurance). Dù đây có phải là sự thỏa hiệp giữa các trường phái hay không, thì cách đề cập của CSIS là hợp lý, vì nó phản ánh được bản chất phức tạp của bàn cờ Biển Đông và tư duy lắt léo của người Trung Quốc.  
Khi ứng dụng “Binh pháp Tôn tử” (hay cờ vây), chắc người Trung Quốc cũng ứng dụng một cách linh hoạt như “Tam chủng Chiến pháp” (three warfares doctrine). Linh hoạt (hay “quyền biến”) theo logic “hư hư thực thực” (vừa thật vừa giả), thiên biến vạn hóa như ma trận, luôn là phương châm chỉ đạo hành động của người Trung Quốc. Có thể hình dung bàn cờ Biển Đông sẽ diễn biến giống như một ma trận (hay “trận đồ bát quái”). Nhìn cách Trung Quốc triển khai bố trí các cơ sở hạ tầng quân sự tại Biển Đông (Trường Sa và Hoàng Sa), cũng như trên đất liền, ta thấy hình dạng một chiến lược tổng thể, như một ma trận.    
Cách đánh giá của một số chuyên gia quân sự về giá trị của các hạ tầng quân sự (sân bay, bến cảng, trận địa tên lửa, ra đa, kho tàng…) mà Trung Quốc triển khai trên các đảo mới san lấp tại Trường Sa và Hoàng Sa, có thể sai lạc (misleading). Thoạt nghe thì có vẻ đúng về lý thuyết quân sự nhưng lại không đúng về thực tế, vì không lý giải được bản chất sự việc. Đúng là nếu xung đột quân sự (với Mỹ) xảy ra, thì các hạ tầng quân sự đó (military assets) dễ dàng bị phá hủy trong một trận oanh kích (từ máy bay hay tàu chiến Mỹ). Nhưng tại sao Trung Quốc vẫn đầu tư xây dựng các “lâu đài trên cát”? Không phải họ ngu, mà theo Vuving, họ đang chơi cờ vây, theo binh pháp Tôn Tử (để không đánh mà thắng).
Trung Quốc triển khai trận địa tên lửa HD-9 và ra đa tại đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) không phải chỉ để uy hiếp máy bay B-52, mà còn để nhắn nhủ Obama và lãnh đạo 10 nước ASEAN đang họp tại Sunnylands ai là người quyết định cuộc chơi. Một ví dụ khác, trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã cho mấy tàu chiến đến ngoài khơi Alaska, không phải để đe dọa Anchorage, mà để nhắn nhủ Obama (lúc đó đang thăm Alaska) rằng Trung Quốc là một cưòng quốc hải quân không thua kém Mỹ, cần được đối xử bình đẳng theo luật chơi giữa các “nước lớn” (great power relations). Một kiểu gunboat diplomacy.   
Một số người lập luận rằng còn lâu Trung Quốc mới mạnh bằng Mỹ (về tiềm lực hải quân và không quân), nên hiện nay Mỹ chưa phải lo. Nhưng họ quên rằng sự trỗi dậy một cách hung hăng của Trung quốc hiện nay là hệ quả của những gì Mỹ đã làm (hay không làm) cách đây vài thập kỷ. Nếu Mỹ xoay trục như “tiếng kèn ngập ngừng” (uncertain trumpet), đối phó với Trung Quốc một cách nửa vời (half-hearted) như hiện nay thì không răn đe được Trung Quốc, mà còn khuyến khích họ hành động quyết đoán hơn. Thái độ do dự của Mỹ trong vụ tranh chấp đảo Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines là một ví dụ. Cho tàu tuần tra FONOP tại Biển Đông theo kiểu “vô hại” (innocent passage) là một ví dụ khác. Đúng là Trung Quốc hiện nay còn yếu hơn Mỹ về tổng thể, nhưng nếu Mỹ không hành động quyết đoán thì Trung Quốc sẽ mạnh hơn Mỹ tại Biển Đông. “Điều duy nhất quan trọng là phải mạnh hơn tại địa điểm quyết định, vào lúc quyết định, để đạt mục đích” (Clausewitz)
Tại sao Trung Quốc không muốn xung đột với Mỹ, nhưng lại gây căng thẳng (brinkmanship)? Thứ nhất, Mỹ là mối lo lớn nhất của Trung Quốc: họ gây căng thẳng để hù dọa Mỹ không can thiệp vào khu vực. Nếu xung đột nhỏ với Việt Nam hay Philippines xảy ra thì họ dễ dàng đè bẹp đối phương, và coi đó là việc nội bộ (song phương), không liên quan đến Mỹ. Trung Quốc sẽ rất mừng nếu có người đề xuất với lãnh đạo Mỹ đừng can thiệp vào Biển Đông. Những người có quan điểm như Goldstein rất dễ rơi vào bẫy của họ (playing into their hands). Thứ hai, Trung Quốc không muốn Nhật, Úc, Ấn Độ can thiệp vào Biển Đông (cùng với Mỹ) vì một liên minh như vậy là mối lo thứ hai của Trung Quốc. Nếu vô hiệu hóa được hai mối lo trên, thì Trung Quốc dễ dàng cô lập, phân hóa ASEAN, có thể dùng cái gậy (vũ lực) để răn đe và củ cà rốt (viện trợ) để mua chuộc các nước này. Vì vậy, cuộc gặp cấp cao Mỹ-ASEAN tại Sunnylands, và đoàn kết ASEAN là mối lo thứ ba của Trung Quốc.
Lý thuyết cái bẫy chiến tranh “Thucydices trap” có giá trị răn đe vì xung đột tất yếu giữa một cường quốc đang trỗi dậy với một cường quốc đang suy yếu. Nhưng cái bẫy này có thể bị trung hòa và triệt tiêu bằng hai yếu tố khác: Thứ nhât, Mỹ và Trung Quốc bị trói buộc bởi lợi ích kinh tế (economic codependency trap); Thứ hai, Mỹ và Trung Quốc cùng lo bị hủy diệt (Mutual assured destruction). Vì vậy, giá trị thực tiễn của lý thuyết “Thucydices trap” tại Biển Đông không cao. Khả năng xảy ra xung đột Trung-Mỹ rất thấp.
Trên thực tế, răn đe sử dụng vũ lực (threat perception) có giá trị thực tiễn và hiệu quả hơn nhiều so với sử dụng vũ lực (tốn kém và rủi ro cao). Chiến tranh tâm lý thường diễn ra trước khi có xung đột thực sự. Tình trạng “nửa chiến tranh, nửa hòa bình” (no war no peace) là lý tưởng để Trung Quốc gây khủng hoảng (bên ngoài) nhằm tháo ngòi khủng hoảng (bên trong) bằng cách bành trướng theo chiến thuật cắt lát (salami), và biến thành chuyện đã rồi (fait accompi), đồng thời nắn gân đối phương bằng nước cờ “gambit”. 
Nhưng Trung Quốc chỉ có thể làm được điều đó nếu đối phương (Mỹ và đồng minh) tự hạn chế và tự kiểm duyệt mình, để chơi theo cờ vây của Trung Quốc. Nếu người Mỹ lo ngại xung đột có thể leo thang (thành chiến tranh hạt nhân) nên không dám can thiệp vào Biển Đông, là mắc mưu Trung Quốc (dù là vô tình). Mỹ cần chuyển đổi tư duy chiến tranh thông thường sang tư duy phản ứng linh hoạt để đối phó với tình trạng “nửa chiến tranh, nửa hòa bình” (no war no peace). Nhưng quan trọng hơn cả là người Mỹ phải vượt qua “hội chứng Trung Quốc”, cho rằng Mỹ không nên đối đầu và không thể ngăn chặn được Trung Quốc. Nếu nghĩ rằng không nên đối đầu với Trung Quốc chỉ vì mấy cái đảo nhỏ, hay mấy bãi đá trên biển, là nhầm to (misleading). Trung Quốc đang lặng lẽ thay đổi thưc địa, và chỉ vài năm nữa là những bãi đá hoang trở thành các căn cứ quân sự, cơ sở hậu cần, và cứ điểm mạnh, để kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Vì vậy, không thể chơi cờ vây với Trung Quốc bằng tư duy Clausewitz.
Có thể làm gì?
Về căn bản, tôi tán thành cách nhìn nhận vấn đề và lập luận của Vuving (về Biển Đông). Đây là một trong số ít các nhà nghiên cứu có quan điểm thực tế (realist), hiểu biết sâu sắc về tư duy chiến lược lắt léo của người Trung Quốc, và thực trạng Biển Đông (mà nhiều người khác chưa chắc đã hiểu rõ). Vuving đã giải thích “Trung Quốc SẼ làm gì”, và trong một số trường hợp, thực tế đã diễn ra như vậy. Tôi chỉ muốn bổ sung một chút xem “Trung Quốc CÓ THỂ làm gì”, vì điều này phụ thuộc vào những yếu tố mà có lẽ Trung Quốc không kiểm soát được (như một hệ quả không định trước). Hay nói khác đi, Mỹ và đồng minh CÓ THỂ làm gì để kiềm chế Trung Quốc tại Biển Đông, trong bối cảnh hiện nay.   
Thứ nhất, Mỹ và đồng minh/đối tác tiềm năng cần liên kết thành một liên minh thực tế (de facto alliance) dựa trên cơ sở hợp tác (TPP) và cơ chế an ninh tập thể (liên khu vực), để ngăn chặn Trung Quốc. Một liên minh như vậy có thể gồm mấy nước nòng cốt như Mỹ, Nhật, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Úc, để cùng tuần tra Biển Đông, bổ sung cho vai trò an ninh tập thể của ASEAN đang yếu kém vì chia rẽ, đồng thời hỗ trợ tam giác Mỹ-Trung-Việt chuyển động theo hướng “thoát Trung”. Điều này là khả thi vì sau sự kiện tranh chấp đảo Điếu Ngư và sự kiện dàn khoan HD 981 là 2 bước ngoặt lớn (tipping point) làm quan hệ Trung-Nhật và Trung-Viêt thay đổi về bản chất, không còn như trước nữa (beyond the point of no return). Điều này là tối cần thiết, vì mối liên kết để lập một liên minh thực tế như vậy còn khá rời rạc, ngay cả sau thỏa thuận TPP và cuộc gặp cấp cao Mỹ-ASEAN tại Sunnylands. Bầu cử tổng thống Mỹ và chuyển giao quyền lực ở một số nước khu vực (như Myanmar, Đài Loan, Việt Nam) có thể ảnh hưởng phần nào tới tiến trình hợp tác với Mỹ (theo lộ trình đó). Thứ hai, những gì đang diễn ra tại Đài Loan, Hong Kong, Myanmar, Việt Nam, Lào…đang theo xu hướng “thoát Trung”. Trung Quốc càng đối phó cực đoan, họ càng bị cô lập và khủng hoảng.
Thứ ba, Trung Quốc có thể mạnh lên về quân sự (tại Biển Đông), nhưng tình hình kinh tế, xã hội, chính trị nội bộ đang xấu đi nghiêm trọng (tới mưc khủng hoảng), có thể đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chế độ. Đây chính là tử huyệt của Trung Quốc. Nó vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán, dựa trên tinh thần dân tộc cực đoan, để thay đổi nguyên trạng (bên ngoài), và tăng cường các biện pháp trấn áp để duy trì nguyên trạng (bên trong). Đó là hai trụ cột chính của Tập Cận Bình để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”. Nhưng chính điều này có thể phản lại ông ta, dẫn đến “hệ quả không định trước”. Đó là sự sụp đổ của mô hình phát triển độc đáo (authoritarian resilience) mà nhiều người đã từng đánh giá cao như là động lực làm Trung Quốc phát triển thần kỳ. 
Nhưng ngày càng nhiều người nhất trí về nguy cơ sụp đổ không tránh khỏi của chế độ Cộng sản Trung Quốc. (Minxin Pei, “The twilight of Communist Party rule in China”, American Interest, Nov 12, 2015). Danh sách ngày càng dài, gồm những tên tuổi như Paul Krugman, David Shambaugh, Minxin Pei… Chẳng ai muốn Trung Quốc sụp đổ, vì điều đó là một thảm họa toàn cầu, do phản ứng dây chuyền. Nhưng một nước Trung Quốc ốm yếu và suy sụp (implosion) có thể làm giảm động lực và năng lực bành trướng bá quyền tại Biển Đông. Nói cách khác, những gì đang diễn ra tại Biển Đông không thể tách rời những gì đang diễn ra tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Biển Đông là một canh bạc lớn, và một con dao hai lưỡi đối với Trung Quốc, mà mối lo chung (mutual fear) là ẩn số trong mọi trò chơi quyền lực (game of thrones).     
Tham khảo
Alexander  Vuving, “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”, Dự án Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016; “Think Again: Myths and Myopia about the south China sea”, National Interst, October 16, 2015; “A Tipping Point in the US-China-Vietnam Triangle”, the Diplomat, July 6, 2015;  “China’s Sun Tzu Strategy: Preparing for Winning without Fighting”, Interview by Patrick Renz & Frauke Heidemann, March 27, 2015;
Lyle Goldstein, “The South China Sea Showdown: 5 Dangerous Myths”, Nationa Interest, September 29, 2015; “Main Problem with America’s Abundant South China sea Hawks”, National Interest, October 28, 2015.
Minxin Pei, “The Twilight of Communist Party Rule in China”, American Interest, November 12, 2015
Robert Kapland, “Eurasia’s Coming Anarchy”, Foreign Affairs, March/April, 2016
NQD. 25/2/2016
 Tác giả gửi cho viet-studies

Chuyện gì sẽ xảy ra trên Biển Đông?

Nguyễn Hưng Quốc

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai hệ thống radar, 
và hỏa tiễn địa đối không trên đảo Phú Lâm 
thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông
 
Các hình ảnh chụp được từ vệ tinh của Mỹ và Đài Loan cho thấy mới đây Trung Quốc cho đặt hệ thống tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam. Người ta cũng nhận diện được đó là hệ thống phòng không HQ-9 với tầm bắn đến 200 cây số. Khi được hỏi, giới chức Trung Quốc không xác nhận mà cũng không phủ nhận tin tức ấy. Họ chỉ nói bâng quơ là Phú Lâm thuộc chủ quyền của họ, trên đó, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn mà không vi phạm bất cứ luật quốc tế nào.
 
Giới quan sát chính trị thế giới chú ý đến thời điểm Trung Quốc mang tên lửa đến đảo Phú Lâm: Đó là thời gian Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo khối ASEAN nhóm họp tại California để bàn thảo về nhiều vấn đề, trong đó, có vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Hành động của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm được xem như một tín hiệu gửi đến các quốc gia liên quan: Các chính sách về Biển Đông của Mỹ và khối ASEAN hoàn toàn vô hiệu. Chúng không những không giải quyết vấn đề mà còn làm cho Trung Quốc trở thành quyết liệt hơn và tình hình càng trở nên tệ hại hơn.
Hành động gây hấn của Trung Quốc đã gây nên nhiều phản ứng quyết liệt ở nhiều nơi. Bộ Ngoại giao Mỹ cho việc làm của Trung Quốc gây bất ổn trong khu vực. Bộ Ngoại giao Đài Loan, Nhật và Úc thẳng thắn phê phán âm mưu quân sự hoá Hoàng Sa của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng gửi công hàm đến Toà Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, hơn nữa, còn gửi thư đến Liên Hiệp Quốc để phản đối việc làm ấy của Trung Quốc.
Không dừng lại ở những lời phản đối suông. Mỹ dự định sẽ tiếp tục cho tàu chiến và máy bay đi ngang qua vùng biển chung quanh Trường Sa và Hoàng Sa. Mỹ cũng kêu gọi các đồng minh của Mỹ, chủ yếu là Nhật và Úc, tham gia vào chiến dịch ấy để chứng tỏ con đường hàng hải trên Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi những tham vọng ngược ngạo một cách phi lý của Trung Quốc.
Tuy nhiên, có hai vấn đề cần được nêu lên là: Một, Trung Quốc sẽ làm gì sau khi đặt tên lửa tại Phú Lâm và hai, thế giới sẽ phản ứng ra sao trước các việc làm ấy?
Để trả lời câu hỏi thứ nhất, chúng ta cần chú ý là cả hai việc bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa cũng như việc triển khai tên lửa ở Hoàng Sa đều nằm trong một chiến lược chung và lớn của Trung Quốc: quân sự hoá Biển Đông. Điều đó có nghĩa là, sau này, không sớm thì muộn, Trung Quốc cũng sẽ mang tên lửa, phi cơ và tàu chiến đến các hòn đảo mới xây ở Trường Sa, từ đó, đặt cả Biển Đông trong vòng kiểm soát của họ. Chưa hết. Cuối cùng, Trung Quốc sẽ thành lập vùng nhận dạng hàng không tương ứng với vùng biển mà họ giành chủ quyền trên Biển Đông như cái điều họ đã làm ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013. Lúc ấy, có thể xem âm mưu lấn chiếm toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc đã hoàn tất: Tất cả, từ vùng biển đến vùng trời đều thuộc về họ.
Tôi tiên đoán Trung Quốc sẽ tiến hành các công việc sớm hơn là muộn, có thể là trong năm nay hoặc năm tới. Có hai lý do chính. Thứ nhất là trong năm nay ở Mỹ có cuộc bầu cử tổng thống. Tổng thống sắp mãn nhiệm sẽ ngần ngại trong việc dấn thân vào những hành động có thể gây rủi ro lớn và tổng thống tân cử thì thường tập trung vào lãnh vực đối nội hơn là đối ngoại. Thứ hai, hầu hết các sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Mỹ hiện nay và có lẽ trong một hai năm sắp tới là lo giải quyết cuộc chiến tranh khốc liệt tại Syria, và sau đó, những thách thức mà Nga gây nên đối với Tây phương. Đó là chưa kể các cuộc chiến tranh tại Afghanistan, Iraq và Libya vẫn chưa kết thúc. Nói cách khác, Mỹ sẽ chưa thể nào rút chân ra khỏi Trung Đông và châu Âu sẽ chuyển trục hẳn sang vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Những sự tính toán ấy cũng cho chúng ta thấy những giới hạn trong các phản ứng của Mỹ cũng như đồng minh đối với các hoạt động lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Cho đến nay, Mỹ chỉ có hai hành động thách thức lại âm mưu bá quyền trên Biển Đông của Trung Quốc: Một là lên tiếng phản đối; và hai là cho tàu chiến và máy bay xâm nhập vào sát các hòn đảo ở Hoàng Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc. Nếu ở hành động đầu tiên, Mỹ có sự tham gia của một số đồng minh; ở hành động thứ hai, Mỹ hoàn toàn đơn độc. Chính phủ Mỹ từng lên tiếng kêu gọi Úc cùng tham gia với họ, tuy nhiên, mặc dù lớn tiếng phê phán âm mưu lấn chiếm và quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc, Úc vẫn chưa dám liều lĩnh đưa máy bay cũng như tàu chiến vào gần Hoàng Sa và Trường Sa. Lý do rất dễ hiểu: Úc không phải là quốc gia đủ lớn và đủ mạnh để chấp nhận các sự rủi ro có thể dẫn đến việc trực tiếp đương đầu về quân sự với Trung Quốc. Việc Úc không dám, chắc chắn Việt Nam lại càng không dám. Khi tất cả các quốc gia liên hệ, trừ Mỹ, không dám đi sâu vào lãnh hải chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa, lời tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc sẽ không bị thách thức.
Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Barack Obama tại Sunnylands, California vào ngày 16 tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Mỹ “có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn” trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Nhiều người Việt Nam, nghe lời đề nghị ấy, rất ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng, cho là ông có thái độ “thoát Trung” một cách quyết liệt.
Nhưng đòi hỏi Mỹ “mạnh mẽ”, “thiết thực” và “hiệu quả” hơn là sao?
Thành thực mà nói, theo tôi, Mỹ không có chọn lựa nào khác ngoài hai việc họ đã làm kể trên.
Mỹ không thể mang Trung Quốc ra toà án quốc tế: Đó là việc của Philippines và Việt Nam (nếu Việt Nam dám làm).
Mỹ cũng không thể sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc quân sự để ngăn chận Trung Quốc vì hai lý do: Một, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ quá phức tạp để có thể tiến hành một biện pháp cấm vận hay gây chiến. Hai, quan trọng hơn, việc lấn chiếm và quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc chưa đủ để có thể dẫn đến một hành động quyết liệt như thế. Dù Trung Quốc hiện thực hoá được con đường lưỡi bò trên biển cũng như trên không, máy bay và tàu thuỷ của Mỹ vẫn có thể đi ra đi vào tự do.
Mỹ chỉ sử dụng các biện pháp mạnh mẽ trên Biển Đông nếu Mỹ bị tấn công trước.
Mà điều đó có lẽ Trung Quốc sẽ không dám làm.
.
Nguyễn Hưng Quốc
diễn đàn thế kỷ