Vũ Thất

Bảo Bình 1

Hội nghị Thành Đô 1990

Cái nhà nước CS do Nguyễn Tấn Dũng điều hành có lắm điều kỳ lạ, ngược chiều với các nước khác:

Nhà nước này thắng dân nhưng lại thua giặc,
Nhà nước này đánh dân nhưng lại kêu gọi hòa bình với giặc,
Nhà nước này khôn với dân nhưng dại với giặc,
Nhà nước này cảnh giác với dân nhưng lại mất cảnh giấc với giặc,
Nhà nước này không dựa vào dân mà dựa vào giặc,
Nhà nước này cướp đất của dân nhưng lại dâng đất cho giặc.
Nhà nước này đối phó với dân thì thành công nhưng đối phó với giặc thì thất bại.
Nhà nước này bí mật với dân nhưng phô bầy với giặc, hội nghị Thành Đô thế nào thì dân không biết, nhưng giặc biết rõ như ban ngày. Liệu điều này thì thủ tướng có dám phanh phui cho toàn dân biết không? 

Lê Văn Mọi (đã từng tham gia bộ đội đánh TQ 1979-1989) 

 

1. Từ Thành Đô tới Đông Đô

Phạm Việt Vinh

Mấy ngày nay, dư luận Việt Nam đang sôi động về cái gọi là Hội nghị Thành Đô đã bí mật diễn ra giữa lãnh đạo hai Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc vào tháng Chín 1990. Thực ra thì từ vài năm trước đã có nhiều tin đồn về Hội nghị này, trong đó phải kể đến Hồi ký của ông cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ năm 2003, nhưng các thông tin có được còn quá mơ hồ, người ta có cảm giác là Hội nghị này chủ yếu chỉ xoay quanh vấn đề Campuchia, và vì vậy sự chú ý cũng như hồ nghi đã dừng ở mức giới hạn.

Trái lại, những kiến nghị công khai mới đây của thiếu tướng Lê Văn Mật và cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang với trích dẫn “Kỷ yếu Hội nghị Thành Đô” từ tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đã làm chấn động Việt Nam. Nếu thật sự là tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo cộng sản Hà Nội cao nhất đã ký vào những dòng chữ: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản… Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh” thì những tên tuổi như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sẽ là nỗi kinh hoàng của người Việt, và kết luận của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch rằng “Hội nghị Thành Đô đã mở đầu một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm” là hoàn toàn có lý.

Cho đến hôm nay, các thông tin trên vẫn chỉ là điều đồn đoán. Người ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ những bài viết trên tờ Hoàn cầu Thời báo; và cũng như hàng loạt Hồi ký của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam khác; những tâm sự, ghi chép của ông Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ chưa chắc đã mang tải toàn sự thật. Mặc dù vậy, với nội dung vô cùng nghiêm trọng của nó, với những sự kiện đã xảy ra trong quan hệ Việt-Trung gần đây, những thông tin về Hội nghị Thành Đô xứng đáng là một quả bom trong dư luận. Rất có thể, Hội nghị này đã là một cái mốc quyết định vận mệnh dân tộc Việt Nam. Vì vậy, người Việt có quyền, và có trách nhiệm đòi chính quyền phải nhanh chóng bạch hóa tiến trình cũng như nội dung Hội nghị đó. Nhưng chính điều này lại chứa đựng hàng loạt vấn đề nan giải.

Thứ nhất, một chính quyền không nhất thiết phải bạch hóa toàn bộ những thỏa thuận chính trị của mình với nước khác. Chỉ cần viện cớ “an ninh quốc gia”, Hà Nội hoàn toàn có quyền thoái thác việc công bố nội dung Hội nghị. Thêm vào đó, trong một xã hội toàn trị như ở Việt Nam, dư luận quần chúng không bao giờ có đủ sức ép để bắt chính quyền phải làm một việc mà nó không muốn. Nếu Hội nghị Thành Đô đã diễn ra đúng, hoặc chỉ cần gần đúng với những thông tin hiện nay, thì hành vi quỳ gối trước Bắc Kinh của các nhà lãnh đạo Hà Nội hồi đó sẽ tước bỏ hoàn toàn tính hợp thức tự phong của chính quyền cộng sản hiện nay. Tuy Hội nghị Thành Đô là sản phẩm của những nguời tiền nhiệm, nhưng với nó, các nhà lãnh đạo hôm nay sẽ hoàn toàn phá sản trong lý luận dùng “thành tích” quá khứ để biện minh cho vai trò cầm quyền duy nhất và tuyệt đối của mình. Bạch hóa Hội nghị Thành Đô như thế đương nhiên là tự sát, và chính quyền Hà Nội chắc chắn sẽ không tự nguyện làm như vậy.

Thông thường, trong một chính thể lành mạnh, khi có những nghi vấn về hành vi khuất tất của chính phủ hoặc thành viên chính phủ, thì đại biểu quốc hội với tư cách thay mặt cho cử chi sẽ có quyền chất vấn chính phủ, và khi cần thiết quốc hội sẽ có trách nhiệm lập ra các uỷ ban điều tra làm sáng tỏ vụ việc. Với cơ chế chính trị và với gương mặt quốc hội Việt Nam hiện nay, điều này hầu như không có khả năng xảy ra.

Thực tế là hiện nay, trước xôn xao của dư luận và đòi hỏi của nhiều người, trong đó có cả cán bộ và đảng viên cao cấp, chính quyền Việt Nam vẫn hoàn toàn im ắng. Có vẻ như Hà Nội muốn dùng sự im lặng của mình để chứng tỏ rằng các tin tức đã được đăng tải về Hội nghị Thành Đô chỉ là những bịa đặt nhảm nhí không đáng quan tâm, và dư luận cũng như sự bất bình của dân chúng rồi sẽ tự tiêu tan như từ trước tới nay.

Nhưng cũng có thể, do tính chất cực kỳ nghiêm trọng của sự việc lần này, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không được tiếp tục ngồi yên và phải lên tiếng về cuộc gặp gỡ bí mật tại Thành Đô. Họ có thể sẽ thẳng thừng tuyên bố gạt phắt những thông tin đồn đại. Họ cũng có thể đưa ra một cái gì đó giống như là “bạch hoá” những thỏa thuận ở Thành Đô. Đáng tiếc là trong cả hai trường hợp, xác suất nhìn được sự thật của người Việt chắc chắn sẽ rất gần với số không.

Trong lịch sử hoạt động chính trị và điều hành đất nước của mình, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ chứng tỏ là họ có khả năng ngay thẳng và minh bạch. Ở vị trí lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, họ không bao giờ bị bắt buộc phải công nhận và chịu trách nhiệm về những sai phạm nghiêm trọng của mình. Rất có thể là vào những ngày tháng tới, vì một lý do nào đó, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ đưa ra những thông tin chính thức về Hội nghị Thành Đô. Dĩ nhiên là những thông tin này sẽ hoàn toàn không có khả năng được kiểm chứng, nhưng một bộ phận cán bộ, đảng viên sẽ tạm yên lòng, còn những người khác sẽ tiếp tục mỏi mòn trong nghi ngờ, bất bình và bất lực.

Điều dễ thấy là ở các nước theo hệ thống đa đảng, khi thẩm tra hoạt động của chính quyền, tại các cuộc điều trần trước quốc hội hoặc trong hoạt động của các uỷ ban điều tra do quốc hội chỉ định, vai trò của phe đối lập là một điều bắt buộc phải có. Khi điều tra, chính đại diện của các đảng đối lập mới là những người chất vấn, truy tìm các sai phạm, khiếm khuyết của chính quyền. Trong chính trường, không có đối lập sẽ không có khả năng tìm ra sự thật!

Khi chính quyền vẫn không công nhận đối lập, vẫn đàn áp đối lập thì những hy vọng thực sự “bạch hoá” một sự kiện chính trị rất quan trọng và có thể rất nguy hiểm như Hội nghị Thành Đô là điều không tưởng. Đại đa số người Việt sẽ tiếp tục phải làm những con tin trong một mê hồn trận của các tin tức mờ ảo, thất thiệt và gian trá. Chính quyền vẫn hoàn toàn có khả năng “bí mật” tiến hành những hoạt động của mình. Và nếu tình hình không thay đổi, có lẽ sẽ đến lúc chúng ta phải đón nhận một kết quả không mấy tốt lành của một Hội nghị kín mới, diễn ra không phải ở Thành Đô, mà ngay ở giữa Đông Đô Hà Nội.

12/8/2014
© 2014 Phạm Việt Vinh & pro&contra

2. Bạch hóa Hội Nghị Thành Ðô?

 Lê Diễn Ðức

Hội Nghị Thành Ðô ngày 3 tháng 9, 1990 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Hoang mang, lúng túng trước sự tan rã nhanh chóng của khối cộng sản ở Châu Âu, lo sợ khả năng mất kiểm soát và độc quyền lãnh đạo, vào đầu tháng 9 năm 1990, lãnh đạo Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) do Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu đã xúc tiến cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Trung Nam Hải tại Thành Ðô, để bình thường hóa quan hệ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.

Những thỏa thuận của cuộc hội nghị này là nền móng cho mọi mối quan hệ hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và Trung Quốc. Mối quan hệ hết sức bất bình đẳng, thể hiện chính sách hèn mạt, nhu nhược của nhà cầm quyền Việt Nam.

Trên đất liền, được ưu đãi đặc biệt, Trung Quốc thực hiện cuộc xâm thực khống chế Việt Nam, không mất một viên đạn nào. Ngoài biển, Trung Quốc băt đầu từ việc xua đuổi bắt giữ ngư dân, cấm bắt cá, đến cắt cáp tàu của Việt Nam và cuối cùng là đưa giàn khoan vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hiện đang phổ biến lá thư ngỏ của ông Lê Văn Mật, thiếu tướng, cựu phó tư lệnh, tham mưu trưởng Quân Khu 2 và tư lệnh Mặt Trận 1979-1984 (Hà Giang), nêu thắc mắc và kiến nghị Ðảng Cộng Sản Việt Nam công khai nội dung thỏa thuận của Hội Nghị Thành Ðô ngày 3-4 tháng 9 năm 1990.

Lấy nguồn từ báo chí Trung Quốc, bức thư có đoạn viết:

“Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa Hiệp Thành Ðô ngày 4 tháng 9, 1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản thỏa hiệp đó.

“Xin trích một đoạn Thỏa Hiệp Thành Ðô: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Ðảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ Tịch Mao Trạch Ðông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….

“Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Ðảng Cộng Sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”

Ông Nguyễn Trung, một chuyên viên nghiên cứu, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, viết:

“Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau Hội Nghị Thành Ðô cũng đã trở thành một mối quan hệ vượt mức bình thường với những mỹ từ kèm theo như “tình hữu nghị giữa hai nước xã hội chủ nghĩa anh em,” rồi lại còn “16 chữ vàng”… Những yếu tố bất bình thường này cũng đang là những nhân tố lấn át và có nguy cơ làm cho những nguyên tắc bình thường giữa hai quốc gia trở thành thứ yếu và phần thua thiệt tất nhiên bao giờ cũng thuộc về “đàn em” mà điều xấu nhất nếu xảy ra rất có thể sẽ là “Hoa Quân Nhập Việt.”

Vì vậy, với một sự kiện sẽ đi vào lịch sử dân tộc như Hội Nghị Thành Ðô, thay vì nói đó là hội nghị bình thường hóa quan hệ Việt – Trung như cách nói từ trước đến nay thì phải nói rằng đó là sự kiện mở ra một sự bất bình thường trong quan hệ giữa hai nước thì đúng hơn.”

Vào cùng thời gian với Thiếu Tướng Lê Duy Mật, có một lá thư khác của Cựu Ðại Tá An Ninh Nguyễn Ðăng Quang, được đăng trên Blog Nguyễn Tường Thụy.

Ðưa ra một số hiện tượng xâm thực mềm nguy hiểm, đẩy nền kinh tế Việt Nam vào sự phụ thuộc Bắc Kinh nghiêm trọng, như cho thuê hàng trăm ngàn rừng đầu nguồn 50 năm, khai thác bauxite Tây Nguyên, hơn 90% các dự án EPC lọt vào tay thầu Trung Quốc, v.v…, bức thư nhấn mạnh:

“Xung quanh hội nghị thượng đỉnh và các thỏa thuận mà Việt Nam đã ký với Trung Quốc ở Thành Ðô có nhiều phân tích, đánh giá, nhận định, thông tin trái chiều, thậm chí cả những đồn thổi nguy hiểm, bất lợi về mặt dư luận… làm người dân hoang mang, bán tín bán nghi, không biết đâu là hư, đâu là thực! Mọi hiện tượng trên sẽ chấm dứt một khi đảng và nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối quan hệ Việt – Trung, đặc biệt là các thỏa thuận mà lãnh đạo ta đã ký với Trung Quốc ở Thành Ðô.”

Cho rằng, “Việt Nam gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc” như là một khu vực tự trị giống như Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… theo tôi chỉ là tin đồn đoán, nếu có trích từ nguồn báo chí Trung Quốc thì cũng là những ngôn ngữ điêu ngoa, phóng đại.

Trung Quốc thực tâm muốn biến Việt Nam thành một nước chư hầu, hoàn toàn lệ thuộc về kinh tế và cả chính trị, chứ không thể nào biến Việt Nam thành một Tây Tạng hay Nội Mông được.

Cho dù triều đại cộng sản có bán nước cầu vinh, thì tinh thần chống ngoại xâm phương Bắc từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam, vẫn nung nấu. Họ sẽ dễ dàng thao túng, điều khiển hơn khi có một tập đoàn thái thú ngoan ngoãn. Trung Quốc chẳng dại dột đối diện với sự chống đối quyết liệt nếu biến mình thành kẻ cai trị trực tiếp. Lịch sử hai nước đã chứng minh điều này. Qua một ngàn năm Bắc thuộc, Trung Quốc đã không đồng hóa nổi dân tộc Việt và cuộc chiến đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Ðằng nổi tiếng của Ngô Quyền, chính thức kết thúc ách đô hộ hơn một thiên niên kỉ, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam.

Song song, dù ÐCSVN áp dụng chính sách phò Trung Quốc để duy trì độc quyền cai trị, nhưng trong giới lãnh đạo không phải không có mâu thuẫn, chia rẽ. Vẫn tồn tại xu hướng hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và các nước khác trong khu vực để kiềm chế Trung Quốc, cho dù ảnh hưởng của phe thân Trung Quốc đang mạnh hơn nhiều.

Mang giàn khoan HD 981 vào vùng kinh tế Việt Nam là một bước đi quan trọng của Trung Quốc trong việc thăm dò phản ứng của Việt Nam và quốc tế, nhưng cuối cùng Bắc Kinh đã cho rút sớm hơn dự định một tháng, là do trong lúc này chưa thể vì một giàn khoan mà có thể mất đứt cả nước CHXHCN Việt Nam.

Không thể bỗng dưng đánh mất một tập đoàn lãnh đạo dường như đang ngả hẳn về Trung Quốc. Không thể có được ở bất cứ nơi nào những gì đang nắm trong tay như trên lãnh thổ Việt Nam. Không thể đánh mất một thị trường 100 triệu dân dễ dãi và thực dụng để tống khứ hàng hóa độc hại.

“Dục tất bất đạt,” Trung Nam Hải không thể vì mộng bành trướng mà quá vội vã. Họ cần có thêm thời gian. Trước mắt vẫn tiếp tục tiến hành mạnh mẽ cuộc xâm thực trên đất liền. Việc Nguyễn Tấn Dũng đồng ý để Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay quốc tế Quảng Ninh hay thi công đường cao tốc Ðà Nẵng – Quảng Ngãi, chưa nói tới khu Formosa năm ở Hà Tĩnh cho thuê 70 năm, chứng tỏ chính sách xâm lược mềm và khuynh loát Việt Nam bằng kinh tế rất hiệu quả.

Thiết nghĩ chẳng bao giờ ÐCSVN bạch hóa nội dung Hội Nghị Thành Ðô, bởi vì chế độ cộng sản luôn đồng nghĩa với dối trá, bưng bít thông tin. Nhưng, dù có bạch hóa hay không cũng chẳng mấy quan trọng.

Quan sát những gì mà họ làm với Trung Quốc và thẳng tay đàn áp mọi tư tưởng yêu nước chống Trung Quốc trong hơn hai thập niên qua, ta đã đủ hiểu được thực chất của những thỏa thuận như thế nào.

Không đến nỗi trở 
thành Tây Tạng, Nội Mông, nhưng Việt Nam đang và sẽ trở thành một cứ điểm quan trọng trong chính sách bành trướng của Trung Quốc. ÐCSVN thực sự nối giáo cho giặc, đã và đang giẫm đạp lên lợi ích lâu dài và chủ quyền của dân tộc.

Lê Diễn Đức
nguồn: RFA
Không thể bỏ qua các bài này:
 
—————————
3. TIẾT LỘ TỪ WIKILEAKS: HỘI NGHỊ SÁP NHẬP VIỆT NAM VÀO CHINA
 
Vu Pham, FB 3-6-2014

VIỆT NAM: TỈNH HAY KHU TỰ TRỊ ?


(Ninh Cơ ghi lại. Trích tài liệu chép lại từ băng ghi âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam để lưu trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật.)


alt
Cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.

Thưa các đồng chí.

Trong mấy ngày qua, ta đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề, đạt được đồng thuận về căn bản, tuy không khỏi có sự tranh biện về tiểu tiết. Khép lại, ta có thể hài lòng khẳng định hội nghị đã thắng lợi và thắng lợi lớn. Xin các đồng chí hoan hỉ cạn chén. Trong lời phát biểu kết thúc hội nghị, Lương Tư Lệnh nhấn mạnh: “Những gì được đưa ra bàn ở hội nghị chung quy chỉ là những điều đã được đề cập nhiều lần từ nhiều năm trong những cuộc gặp gỡ các cấp tham mưu và cả cao cấp.” Với tư cách Chính Ủy được đề cử ra chủ trì hội nghị tôi xin tóm tắt vài điều cần thiết.Trước hết, hội nghị nhất trí cao về quan điểm không có và không hề có chuyện Trung Quốc thôn tính Việt Nam . Trung Quốc không có nhu cầu hôn tính nước nào. Các nước lân bang đều nghèo. Họ cần đến Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần đến họ. Những cái họ có đều ở dạng tiềm năng dưới đất hoặc ngoài biển. Không có Trung Quốc giúp đỡ thì chẳng khai thác được. Trong giai đoạn phải dồn toàn lực cho phát triển kinh tế, mà Ðặng Tiểu Bình lãnh tụ đã vạch ra, mọi sự đèo bồng đều vô nghĩa. Chúng kiềm hãm bước tiến vĩ đại của Trung Quốc vĩ đại. Thế mà ở Việt Nam lại có những luồng dư luận như thế đấy. Nào là Trung Quốc bá quyền, nào là Trung Quốc bành trướng. Thối lắm, thưa các đồng chí, không ngửi được.

Bọn dân chủ ở Việt Nam đã hô hoán rầm rỉ rằng cuộc vạch lại biên cương giữa Trung Quốc và Việt Nam là tranh chấp biên giới. Trong khi đàm phán, tất nhiên có những điều hai bên phải nhân nhượng nhau. Có chỗ lồi ra, có chỗ lỏm vào, ở bên này hay bên kia. Nhưng, đó là kết quả của những thương thảo sòng phẳng, thuận mua vừa bán. Các đồng chí Việt Nam thấy chúng tôi nói thế, lại chỉ thanh minh mới chán. Như, Lê Thứ Trưởng (tức là ông Lê Công Phụng) trả lời phỏng vấn: “Thác Bản Giốc ta cứ tưởng là của ta, bạn cũng không bảo là của bạn. Ðo ra mới biết là của ta chỉ có một phần ba. Vì tình hữu nghị với ta, bạn cho ta hưởng một nửa.” Nói thế là tốt. Nhưng vẫn cứ là thanh minh.Việc gì mà phải là thanh minh cơ chứ? Với bọn phản động chuyên gây rối à? Cứ thẳng tay trấn áp, bịt cái miệng chó của chúng lại. Cứ lừng chừng, thiếu kiên quyết. Cứ hữu khuynh nhân nhượng. Nhân nhượng là chết đấy. Phải quét cho bằng sạch, không thương xót bọn dân chủ. Không cho chúng được đàng chân lên đàng đầu. Vùi chúng xuống đất đen, không cho chúng ngóc đầu dậy. Nhưng, cái đó sẽ không còn là vấn đề trong tương lai. Việc tiêu diệt bọn dân chủ dòi bọ sẽ không còn là việc của riêng các đồng chí Việt Nam. Nó sẽ là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta.

Thưa các đồng chí.

Hội nghị đã thành công là nhờ nó gạt được ra những chuyện lặt vặt vô bổ, đang là đề tài thời sự, để tập trung vào đại sự: bàn về chuyện hợp nhất hai quốc gia trong tương lai. Tương lai có thể chưa tới ngay, nhưng lại có thể rất gần. Vì thế, ta phải có viễn kiến và phải có sự chuẩn bị.

Hợp kết Trung Quốc Việt Nam có thể là một mốc lịch sử vĩ đại trên đường phát triển của tổ quốc. Với tư cách tham mưu cho cấp cao hai bên, trong hội nghị này chúng ta bàn thẳng vào những phương án phát thảo những bước tiến hành cụ thể, những công việc cụ thể trong công tác chuẩn bị.
Nào, xin cạn chén một lần nữa, mừng thắng lợi của hội nghị lịch sử này.
Trong tình thế hiện nay, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác, không còn con đường nào khác hơn là trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại.

Ði với Mỹ chăng? Thì các đồng chí chạy đi đâu? Trở về với tổ quốc thì các đồng chí mới tiếp tục tồn tại như những ông chủ duy nhất trước hiểm họa của bọn dòi bọ đang tích cực phản công nhằm tống cổ các đồng chí ra khỏi chỗ ngồi của mình. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, các đồng chí không được ngồi ở bàn giấy trong công thự, mà phải đi lang thang ngoài đường kiếm việc làm. Thật khủng khiếp. Vì thế, chúng ta phải chiến đấu hết mình cho sự tồn tại của chúng ta, cho con cháu chúng ta, tương lai của chúng ta, của con cháu chúng ta. Quyết không để lọt vào tay kẻ khác.

Lũ dân chủ dòi bọ ấy có cả ở Trung Quốc. Tôi thừa nhận điều đó. Nhưng chúng tôi thẳng thắn trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Việt Nam tình trạng có khác. Chúng hung hăng hơn, lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết.

Nếu ở Trung Quốc có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái tương tự? Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, Trung quốc sẽ tận tình chi viện cho các đồng chí, một khi có sự biến đe dọa quyền lợi của đồng chí, để bảo vệ các đồng chí. Trung Quốc không thiếu xe tăng dĩ chí trong vài Thiên An Môn.. Các đồng chí cứ hỏi Nông đồng chí (tức ông Nông Ðức Mạnh) xem Hồ đồng chí (tức là Hồ Cẩm Ðào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi. Nhưng đó là trong tình huống hiện nay. Trong tương lai thì hai nước đã là một, thì sẽ không phải như vậy.

Việc Việt Nam trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến. Không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn. Trong lịch sử, Việt Nam từng là quận huyện của Trung Quốc, là một nhánh của cây đại thụ Trung Hoa. Trung Quốc và Việt Nam là một. Ðó là chân lý đời đời. Ðó cũng là lời của Hồ đồng chí (tức là ông Hồ Chí Minh) trong lễ tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc. Hồ đồng chí tôn kính còn dạy: “Trung Quốc, Việt Nam như môi với răng. Môi hở thì răng lạnh.” Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng một cơ thể. Nông đồng chí (tức là đồng chí Nông Ðức Mạnh) từng tự hào nhận mình là người Choang (Zhuang) trong cuộc gặp gỡ các đại biểu trong Quốc Vụ Viện. Mà dân tộc Choang là gì? Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Trong thời đại hiện nay thì thế giới được tái phân chia sau đệ nhị thế chiến, thì Hoa Kỳ đã mất sự độc tôn trong sự trỗi dậy bất ngờ của tổ quốc chúng ta, thì sự sát nhập trở lại của Việt Nam và toàn bán đảo Ðông Dương tiếp theo là điều tất yếu. Thế nhưng chúng ta đều đã thấy, đã biết những biểu hiện lừng chừng, giao động lúc này lúc khác, trong ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam muốn người dựa lưng vào Trung Quốc, người dựa hơn con hổ giấy Hoa Kỳ. Bây giờ đã khác.

Sự lựa chọn chỉ còn có một. Và ở đây, các đồng chí Việt Nam tỏ ra có lựa chọn đúng.
Ngày nay, Trung Quốc vĩ đại phải dành lại vị trí đã có của mình. Có Việt Nam nhập vào, Trung Quốc đã vĩ đại lại càng thêm vĩ đại. Thế giới hôm nay chỉ còn lại hai siêu cường. Ðó là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Con hổ giấy Hoa Kỳ.

Những việc mà bây giờ chúng ta phải làm. Tôi xin nhấn mạnh lại lần nữa. Không phải bây giờ mới làm, nhưng làm chưa đúng, làm chưa đủ, thì nay cần phải đẩy mạnh hơn nữa.Phải triển khai rộng hơn nữa là đè bẹp và tiêu diệt luận điệu tinh thần dân tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng trong bọn kiên trì lập trường độc lập dân tộc. Ðặc biệt trong đám trí thức và vài phần tử công thần chủ nghĩa trong tướng lĩnh. Cần phải tiêu diệt cả về tinh thần, cả về vật chất.
Trong tướng lĩnh, phần nhiều là người của ta, do ta đào tạo, cất nhắc. Công này là nguyên chủ tịch Lê (tức là Lê Ðức Anh) người rất biết nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, lẫn vào đấy cũng vẫn có vài phần tử lừng chừng, giao động, chủ yếu do kém hiểu biết. Các đồng chí cần đả thông, bồi dưỡng thêm cho họ về lập trường, quan điểm và trường đảng các cấp. Mấy anh già sắp chết hay nói ngang thì phải đe nẹt cho chúng biết rằng, một khi đã bị coi là chống đảng thì chúng sẽ bị tước hết mọi tiêu chuẩn cao đang được hưởng, tất chúng sẽ im mồm.
Ðám trí thức lèo tèo mới là đáng ngại. Tuy chẳng có trong tay cái gì, nhưng chúng có khả năng kích động tinh thần nhân dân để cản trở sự hợp nhất. Nhưng không lo. Mao chủ tịch đã dạy: “Trí thức khởi xướng được, nhưng không làm được. Chúng chỉ lép bép lỗ miệng. Thấy súng lên đạn là chúng rùng rùng bỏ chạy.” Ðáng ngại là ở chỗ ấy, chỗ khởi xướng. Nhưng không đáng sợ cũng ở chỗ ấy.
Ở chỗ bản tính trí thức, hãy lên đạn, hãy hô bắn thật to, đâu sẽ vào đấy. Lực lượng chủ yếu của chúng ta trong việc trấn áp bọn dân tộc chủ nghĩa là hai cánh quân. Về vật chất là công an, về tinh thần là truyền thông.

Công an sẽ được cung cấp mọi trang bị hiện đại nhất để đè bẹp mọi mưu toan đối kháng. Nhưng phải chú ý đến điểm này: Không được lạm dụng các phương tiện hiện đại. Chiếu cố những biện pháp truyền thống ít gây ồn ào, tránh những phản ứng quốc tế bất lợi. Truyền thông phải xừ dụng mọi phương tiện sẵn có. Tăng cường viết và nói hằng ngày hằng giờ, biện luận cho dân thấy cái lợi của việc sát nhập. Họ sẽ được hưởng mọi phúc lợi của người dân Trung Quốc hơn hẳn phúc lợi đang có. Họ sẽ không còn chuyện lủng củng vướng mắc về biên giới. Ngư dân được tha hồ đánh cá trên biển Ðông này cũng là của họ mà không còn phải lo lắng: vì xâm phạm lãnh hải, bị hải quân Trung Quốc trừng phạt.
Người dân khi xuất ngoại sẽ được cầm hộ chiếu của một nước lớn mà thế giới phải kiêng nể.
Tuy nhiên, tôi đặc biệt lưu ý các đồng chí là phải tiến hành kín đáo, để mọi việc chuẩn bị diễn ra như bình thường, không nhận thấy được. Trong khi chưa được hợp nhất, trung ương chính phủ, cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý đồ. Thỉnh thoảng cũng phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba câu phản đối về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa. Và cho phép các báo đăng vài bài chiếu lệ về biên giới và hải đảo với mọi sự cố xảy ra trên biển như vừa rồi. Cứ tiếp tục ám chỉ một nước ngoài nào đó, hoặc một tàu lạ nào đó, không rõ quốc tịch là được.
Ðừng quên xem thường các nhà báo. Họ là công bộc trung thành của ta. Thiếu họ không được. Hiện nay đang nổi lên sự phản đối Trung Quốc khai thác Bauxite ở miền Trung, ồn ào lắm, có vẻ hung hăng lắm. Nhưng là bề ngoài thôi. Chứ bề ở trong, bọn phản đối cũng thừa biết mọi sự đã an bài. Tiền đã trao thì cháo phải được múc. Bộ Chính Trị quyết không bỏ kế hoạch này. Nhất là đồng chí Nông Ðức Mạnh. Là chuyện sinh tử của đồng chí Nông Ðức Mạnh nên đồng chí ấy rất cương quyết. Trong chuyện Bauxite, tôi thấy bên cạnh cái xấu lại có cái tốt đấy.
Các đồng chí ạ! Phải công bằng mà lập luận, một khi Việt Nam đã nhập vào Trung Quốc thì vùng Tây nguyên của Việt Nam là của chung nước ta. Chưa chừng, trên sẽ thay đổi kế hoạch. Ta không khai thác ở đấy nữa, mà chuyển sang khai thác, thực hiện ở Châu Phi. Bauxite của ta, ta để đấy dùng sau. Cũng như ta đâu có vội khai thác cả tỷ tấn Bauxite ở Quảng Tây. Nói để các đồng chí phấn khởi. Về thực chất, qua con đường ngoại thương, đầu tư, ta nắm Châu Phi trong nhiều năm nay rồi. Ta đã mua hết các chính quyền ở đấy. Cái đó gọi là quyền lực mềm. Trung Quốc đến sau phương Tây và Hoa Kỳ, vậy mà chỉ trong vòng một thập niên, ta đã quét sạch chúng khỏi đấy. Ta còn chuyển dân mình sang Châu Phi, làm thành những vùng đất Trung Quốc trên lục địa đen kia nữa. Người Trung Quốc bây giờ có quyền nói: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất đai của tổ quốc.”

Phải trấn an các cán bộ các cấp, từ trung ương cho đến địa phương để họ thấy rằng sau hợp nhất, mọi vị trí quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy suyển. Các đơn vị hành chính sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp dụng mô hình hành chánh chung của toàn quốc. Việc này rất quan trọng.

Xin các đồng chí chớ coi thường. Lãnh đạo từ trung ương cho đến địa phương có thông thì dân mới thông. Nhân dân đã được giáo dục chu đáo trong nhiều năm, tinh thần tuyệt đối phục tùng lãnh đạo. Nhưng nếu họ thấy cấp trên của họ giao động, tư tưởng bất thông thì chính họ cũng sẽ giao động theo, trở thành mồi ngon cho những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.
Thưa các đồng chí. Còn lại việc cuối cùng là mô hình quản trị Việt Nam trong tổ quốc thống nhất. Tỉnh hay khu tự trị? Chuyện này xin các đồng chí về nghĩ thêm, bàn thêm. Tỉnh thì cũng như Quảng Ðông, Quảng Tây. Về diện tích hơn kém không nhiều. Khu tự trị kiểu như khu tự trị Choang trong tỉnh Quảng Tây thì lại quá nhỏ về vai vế. Nông đồng chí vốn rất e ngại sự chống đối trong nội bộ. Mà làm khu tự trị với ý nghĩa lớn hơn thì lại vướng chuyện Tây Tạng. Bọn chó Ðạt Lai Lạt Ma cũng đang xin tự trị đấy, mà trung ương không thuận. Còn mấy đồng chí Việt Nam nêu ý kiến, hay là tổ chức Trung Quốc thành liên bang, Việt Nam sẽ là một nước hay một bang trong liên bang ấy. Ý kiến này không mới. Nó đã từng được nêu lên. Nhưng các đồng chí thử nghĩ xem. Nếu như thế thì thống nhất làm sao được với bọn Tây Tạng, bọn Nội Mông, bọn Mãn Châu, bọn Hồi Bột.
Chính chúng nó đang muốn cái đó để xưng độc lập, hoặc tự trị trong liên bang. Trên nguyên tắc thì đúng, là cái gì cũng được. Danh chính thì ngôn thuận. Nhưng nội dung bất biến. Vùng nào cũng chỉ là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. Có điều những danh hiệu độc lập, tự trị là cái rễ bị lồng vào đấy cái tinh thần dân tộc, mầm mống cho sự phận liệt.
Không được. Quyết không được.
Thưa các đồng chí. Vấn đề hình thức nhưng lại có tầm quan trọng. Xin các đồng chí phát huy tự do tư…
(hết phần trích và dịch đoạn băng ghi âm)

 Vu Pham, FB  (3-6-2014)

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.